Hình tượng con hổ trong văn hóa/Trong văn hóa Việt Nam/Thời hiện đại
Trong chiến tranh Việt Nam, con hổ đã là hình tượng để ví von cho quân đội nhân dân Việt Nam với cách đánh theo kiểu du kích, dựa vào núi rừng để tiêu hao sinh lực địch, đây chính là luận điểm trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự.
“ | Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Con hổ sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi con voi sẽ chảy máu đến kiệt sức và chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy. | ” |
— Hồ Chí Minh[1][2] |
Ngày nay, hình ảnh con hổ đã trở thành biểu tượng cho sự khát vọng, mong muốn của người dân Việt Nam về một nền kinh tế hùng cường, có tầm ảnh hưởng và một xã hội thịnh vượng với hình tượng hóa hổ. Nhiều người Việt Nam, các nhà quản lý và nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều nhận định cùng mong muốn kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến trở thành một con hổ mới của châu Á[3] hay một con hổ mới về giáo dục và đào tạo ở châu Á, nhiều người Việt Nam còn mong muốn Việt Nam sẽ là con hổ của thế giới trong 15 - 20 năm sau khi đổi mới và nhiều người khác mong rằng Việt Nam sẽ là con hổ châu Á[4]
Bên cạnh đó, quan niệm thái quá của con người khiến hổ ở Việt Nam từ xưa đã bị săn bắt ráo riết chẳng kém gì ở những nơi khác trên thế giới, có những người chuyên nghề dọi dấu (tìm dấu vết hổ) của làng Tịnh Yên Đông Tây chuyên đi săn hổ, Săn hổ ở đây đã trở thành nghề cha truyền con nối. Thậm chí đến nay, ở vùng biên giới Quảng Trị - nơi mà người ta tàn sát hổ, coi hổ như kẻ thù và tổ chức săn bắt như ở Làng Thủy Ba. Do hổ thường xuyên thâm nhập vào các bản làng của con người bắt gia súc như trâu bò dê heo và ăn thịt người dân, đây được coi là trận chiến giữa người với mãnh thú mà còn là câu chuyện kể về sức mạnh của người dân Việt chống loài ác thú và chống ngoại xâm… chính quyền, triều đình phong kiến trước đó còn tặng thưởng cho những người săn hổ công với giá trị y học và kinh tế mà hổ đem lại như xương hổ để nấu cao hổ cốt, da hổ để trang trí, bộ móng vuốt, răng của hộ để đeo như những trang sức, pín hổ để tăng cường sinh dục,[5] còn được dùng để trưng bày hoặc làm thành các sản phẩm lưu niệm,[6] điều này dẫn đến những cuộc săn hổ, tàn sát loài hổ.[7][./Hình_tượng_con_hổ_trong_văn_hóa/Trong_văn_hóa_Việt_Nam/Thời_hiện_đại#cite_note-autogenerated10-7 [7]][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19]
Ở Việt Nam có tập quán đi săn Hổ của người Sán Dìu, từ xa xưa, người Sán Dìu thường đi săn thú rừng nói chung và săn Hổ nói riêng lấy thịt để cải thiện bữa ăn trong gia đình. Họ thường tổ chức đi săn vào dịp nông nhàn, dịp đầu xuân mới hoặc khi phát hiện được con thú lớn là Hổ đi kiếm ăn. Dụng cụ đi săn Hổ chủ yếu là súng kíp, ngoài ra mỗi người đi săn có thêm 1-2 con chó săn đi cùng để hộ người quây đuổi thú. Nếu bắn được con Hổ to thì đem về nhà người trực tiếp bắn trúng để làm thịt, và cúng báo mời tổ tiên về ăn mừng để cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho lần sau đi săn bắn được nhiều con Hổ và an toàn hơn. Sau khi cúng xong, họ lấy thịt Hổ ra để chia phần cho người trực tiếp bắn trúng được riêng một vai, đầu và bốn chân, số thịt còn lại chia đều cho những người đi săn, nếu ai có chó đi săn cùng thì được thêm nửa phần của người đi săn. Nếu bắn được Hổ nhỏ thì họ sẽ không chia phần, mà chỉ mang về nhà người trực tiếp bắn trúng, làm thịt, không phải cúng tổ tiên rồi liên hoan một bữa vui vẻ, chúc mừng nhau lần sau sẽ săn được một con Hổ to hơn. Món thịt Hổ cũng được người Sán Dìu coi là món đặc sản từ lâu đời, đặc biệt là kiểu chế biến món ăn thịt Hổ kiến đốt, người Sán Dìu biết dùng phổi của con Hổ để làm thuốc chữa bệnh ho lao rất hiệu nghiệm. Nếu săn được con Hổ và dịp dầu xuân thì người ta tin rằng năm ấy sẽ có sức khoẻ như Hổ, và luôn gặt hái được nhiều thành công, may mắn. Câu chuyện đầu xuân về tập quán đi săn Hổ và những món ăn đặc sản, những vị thuốc Nam được chế biến từ thịt Hổ là nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Sán Dìu.[20]
Tại Việt Nam, hổ bị buôn bán trái phép chủ yếu sử dụng trong các loại sản phẩm được cho là thuốc như cao hổ cốt, rượu hổ cốt. Ngoài ra, thịt, da của chúng được dùng để trưng bày hoặc làm thành các sản phẩm lưu niệm, Việt Nam vẫn là điểm nóng buôn bán hổ từ các quốc gia Đông Nam Á sang Trung Quốc, đồng thời để phục vụ nhu cầu trong nước.[21] Tại thị trường chợ đen giá 2,5 - 3 triệu đồng/kg hổ, còn giá cao hổ cốt lên tới 7 - 8 triệu đồng/lạng. Số lượng hổ giảm nhanh chóng, cả nước Việt Nam ước chừng 200 con hổ hoang dã và 95 con trong các vườn thú, trại chăn nuôi. Bình Dương đang có nhiều nhất với một số chủ doanh nghiệp tỉnh này nuôi tổng cộng tới 63 con hổ trong đó có 3 chủ nuôi gồm một người nuôi 23 con, hai người còn lại mỗi người nuôi 09 con, chính quyền từng định tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm bảo tồn nhưng gặp phải sự phản đối, nhiều người dân cho rằng nên để các chủ cơ sở được tiếp tục nuôi hổ vì mục đích bảo tồn.[22] Ngoài ra ở Thanh Hóa hiện nay còn có trang trại nuôi dưỡng 11 cá thể hổ trưởng thành, con to nhất nặng trên 150 kg (Thức ăn của hổ chủ yếu là thịt lợn, thịt gà. Trung bình mỗi ngày hổ ăn hết khoảng 5 kg thịt lợn, thị gà).[23] Ngoài ra, tại Khu du lịch Đại Nam còn có nuôi một số cá thể hổ Đông Dương.[24][25] Bên cạnh đó, còn phát hiện được bốn con hổ trưởng thành tại điểm nuôi nhốt hổ trái phép tại xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) trong căn phòng chưa đầy 15m2 của một hộ dân, có tới bốn con hổ[26][27][28] một phát hiện khác cho thấy còn có khoảng trên chục hộ cũng làm nghề này[29] trong đó chính quyền đã bắt và xử lý 02 cá thể hổ[30] để đưa về Khu Du lịch sinh thái trại bò ở xã Diễn Lâm (Diễn Châu). Nơi đó, hiện đang nuôi hàng chục cá thể hổ và nhiều động vật hoang dã khác.[31]
Ngay từ năm 1963, Nhà nước Việt Nam đã ban hành sắc lệnh bảo vệ hổ. Những năm gần đây, nhiều biện pháp cụ thể cũng được thực hiện như ban hành Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị về cấm săn bắt, buôn bán hổ và tiến hành xử lý nghiêm những kẻ vi phạm, lập nhiều khu bảo vệ, rừng cấm, phối hợp với WWF khảo sát, tạo môi trường sống thuận lợi tại những nơi hổ thường xuất hiện như Mường Nhé, Vụ Quang, Cát Lộc, Nam Cát Tiên. Chính quyền Việt Nam từng có dự án chi 49 triệu USD để bảo tồn hổ trong một dự án nhân đôi đàn hổ hoang dã ở Việt Nam trong 10 năm, theo tính toán, chi phí cho việc nuôi một cá thể hổ đến tuổi trưởng thành tốn gấp 250 lần so với bắt một con trong hoang dã, trung bình mỗi con hổ cần không dưới 400 ha sinh cảnh rừng đặc dụng, nơi có nhiều loại thú khác nhau cùng tồn tại.[32] Năm 2011, Ngày Quốc tế Hổ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ loài vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, Hoạt động này sẽ diễn ra hằng năm trên toàn thế giới
- ▲ Trả lời phóng viên David Schoenbrun của báo New York Times trong cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Paris.
Duiker, William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000, tr. 379 - ▲ Tướng Giáp kể 'cuộc chiến giữa hổ và voi' - VnExpress
- ▲ Việt Nam: Con hổ đang chuyển mình - Xã hội - Dân trí
- ▲ Việt Nam: Từ con hổ châu Á đến chú mèo ngủ đông
- ▲ Sự thật bất ngờ về "năng lực phòng the" kém cỏi của hổ - VTC News
- ▲ Ngày Quốc tế Hổ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam | ANTĐ - Báo điện tử An Ninh Thủ Đô
- ▲ Chú thích có lỗi Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênautogenerated10
; $2 - ▲ Chú thích có lỗi Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênReferenceC
; $2 - ▲ Người cắt đầu hai con hổ và cái chết của "vua săn hổ" - VTC News
- ▲ "Võ Tòng" kể đêm hạ sát ác thú khổng lồ trừ họa cho dân - VTC News
- ▲ Tận thấy "bảo tàng giết chóc thú" khủng khiếp ở Sơn La - VTC News
- ▲ Cuộc giành giật xác người với bầy hổ đói ở Mường Lát - VTC News
- ▲ "Võ Tòng" kể đêm hạ sát ác thú khổng lồ trừ họa cho dân - VTC News
- ▲ Giai thoại "Võ Tòng" đả hổ ở Sài Gòn - VTC News
- ▲ Bí ẩn nơi yên nghỉ của những người bị hổ vồ - VTC News
- ▲ Chuyện phi thường 2 cô gái "Võ Tòng đả hổ" ở VN - VTC News
- ▲ BĂ máşt váť Ä‘Ă n mĂŁnh thĂş rᝍng xanh áť&#x; HĂ Náť™i - VTC News
- ▲ Hãi hùng cọp dữ trêu người ở Mường Lát - VTC News
- ▲ VTC News Những phóng sự hấp dẫn về 'chúa tể rừng xanh'
- ▲ Chấm dứt nạn buôn bán hổ trái phép
- ▲ Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức ngày quốc tế Hổ - VnExpress
- ▲ Thủ tướng đồng ý thí điểm nuôi hổ tại Bình Dương - VnExpress
- ▲ Cận cảnh trang trại nuôi hổ lớn nhất miền Bắc | Những hình ảnh danh nhân, video hài hước, hình ảnh thiên nhiên kỳ thú
- ▲ Ở nơi hổ đẻ sòn sòn - Tiền Phong Online
- ▲ Trang trại nuôi hổ: Để hay dẹp? - Tiền Phong Online
- ▲ Sửng sốt điểm nuôi nhốt hổ như nuôi lợn - Xã hội - Dân trí
- ▲ Tiết lộ của người "nuôi hổ như nuôi lợn" - Xã hội - Dân trí
- ▲ Vụ 'nuôi hổ như nuôi lợn': Nơi được nhờ chăm lên tiếng - VietNamNet
- ▲ Ai bảo kê cho cả làng nuôi hổ trái phép? | Báo Lao động Điện Tử - Tin tức online 24h
- ▲ Vụ bắt 2 hổ dân nuôi: Chờ tỉnh! - VietNamNet
- ▲ 'Tạm gửi' 2 cá thể hổ bị bắt giữ tại Diễn Châu - VietNamNet
- ▲ 49 triệu USD để bảo tồn hổ: Bài toán khó - Tiền Phong Online