Hình tượng con hổ trong văn hóa/Trong nghệ thuật/Điêu khắc
Hình tượng hổ đã xuất hiện từ lâu. Tượng hổ được tạc ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, trong các di tích văn hoá Ðông Sơn khai quật được, đã xuất hiện rất nhiều tượng hổ. Kiến trúc thời nhà Lý thể hiện ở trên mái chùa Một Cột loài thú lạ vẫn thường được đắp tượng trang trí trên nóc, mái các công trình kiến trúc cổ. Xi vẫn còn có tên là li vẫn, li đầu, xi vĩ, từ vĩ, long vẫn, long vỹ, li hổ, li long cù vĩ, xi manh, thôn tích thú hay vẫn thú, đều do người Trung Hoa dịch từ tiếng Phạn là Makara (Ma Kiệt ngư, Ma Ca La, Ma Già La). Hình của nó thường được đắp trên nóc, mái của các công trình kiến trúc thời cổ, với miệng há rộng, hoặc ngậm vào đầu kìm (nên mới có chữ vẫn là miệng). Ở Nhật Bản gọi là hổ, kim hổ, shibi (xi vĩ), hay hổ mâu, trong đó hổ trỏ loài cá kình, còn mâu trỏ hai vây (như hai lưỡi kiếm sắc nhọn) của loài cá này[1]
Hổ chính thức đi vào nghệ thuật tạo hình sớm nhất vào thời nhà Trần với những tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Hiến Tông, hổ chạm ở bệ đá tại chùa Quế Dương (Hà Tây cũ) được lưu truyền đến những con hổ đá thời Lê ở Nam Kinh (Thanh Hoá). Trong các lăng mộ đời nhà Trần, điêu khắc đá chủ yếu là tượng người, tượng thú chầu và làm thần canh giữ cho thế giới vĩnh hằng của ông vua có vẻ đẹp trầm mặc và sinh động. Đặc biệt là Cọp Đá ở Lăng Trần Thủ Độ, tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ ở Thái Bình là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam và cũng là một trong những kiệt tác điêu khắc đá quan trọng của lịch sử mỹ thuật nước này.[2] Mô tả Con cọp ở tư thế nằm, dáng vẻ ung dung, hai chân trước sải dài, hai chân sau thu gọn trong bụng, đầu ngẩng cao, đôi mắt lim dim, hai tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào đó vọng về từ chốn xa xăm với cái đuôi mạnh mẽ. Khối đá không to như con cọp thực ngoài đời, nhưng nghệ thuật cổ đã khắc dựng một hình tượng có sức lay động.[3]
Trong các đề tài vẽ, những con thú linh như long, lân, quy, phụng hoặc loài thú hiền như voi, ngựa, hươu, nai xuất hiện khá nhiều trên bề mặt loại đồ đựng thông dụng gồm đĩa, bình, lọ, âu... Riêng hình ảnh con hổ là loài dã thú thì khá hiếm hoi, tần suất xuất hiện của hổ trên đồ gốm cổ Việt Nam còn thấp hơn các con vật bình thường khác như cá, chim, vịt, hươu, dù vậy sự hiện diện của hổ trên gốm Việt cổ khá sớm và có tính liên tục. Hình tượng hổ xuất hiện trên nhiều dòng đồ gốm khác nhau, với phong cách tạo hình khác biệt, tạo nên những dấu ấn riêng, độc đáo và thú vị, tựu trung lại, hình ảnh dũng mãnh và oai hùng của loài hổ luôn là một đề tài trang trí được các thợ gốm và những người sử dụng gốm sứ Việt Nam ưa chuộng.[4] Chẳng hạn như có những hình gốm mô tả hình con hổ dáng đứng với hai chân sau, chân trước bên phải như con người vươn ra nắm khóm cây (giống cây tre), còn chân kia choãi ra sau, con hổ có cái đuôi dài đưa ra trước đến chấm đất. Cách vẽ nhân cách hoá này cho người xem cảm giác hổ đang vạch lá dọn đường đi vào thời Lê Sơ, cuối thế kỷ thứ XV. Đó là gốm Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Dương,[5] ngoài ra, một số tác phẩm tiêu biểu như tiêu biểu nhất phải kể đến hình ảnh hổ khắc trên thạp đồng Vạn Thắng (Phú Thọ), tấm phù điêu nông dân đâm hổ ở đình Chảy (Hà Nam), bức chạm khắc gỗ hổ chạy ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Ninh) và bức chạm khắc gỗ chàng trai cưỡi hổ ở đình Tiên Kỳ (Nghệ An). Nói chung tượng hổ thường được đặt ở những nơi đền chùa để trấn yểm.[6]
Trong nền điêu khắc cổ Việt Nam thì mô típ hổ vồ mồi, hổ ngắm trăng, hổ và rồng, hổ và đại bàng… thường được dùng để diễn tả một sức mạnh, cái oai, một ý chí và khai thác chất thơ trong cái hùng của hổ - loài thú sơn lâm, trong nghệ thuật cổ Việt Nam khi mượn hình tượng hổ, những nghệ nhân không dùng cương để biểu hiện mà dùng cái nhu, cái mềm để biểu hiện chất hùng, chất thép mà khai thác ở ngay những hình ảnh bình thường nhất.[3] Theo tín ngưỡng thì hổ tượng trưng cho vị thần bảo vệ, trấn giữ các phương chống lại tà ma, đảm bảo cho cuộc sống phát triển. Những mô típ hổ vồ mồi, hổ trông trăng, hổ và đại bàng, thường được dùng để diễn tả một sức mạnh, một ý chí và người ta còn khai thác chất thi vị trong cái hùng của loài chúa sơn lâm. Hổ cũng để lại dấu ấn trên Cửu đỉnh thời nhà Nguyễn, Hình ảnh con hổ được đúc vào Cao đỉnh, sánh cùng mặt trời, biển đông, con rồng, chim trĩ, hoa tử vi...tôn hết vẻ uy quyền, là một trong những đỉnh cao nghệ thuật tạo hình Việt Nam.[7]
Hổ chạm thành khối tượng tròn trên đá thì rất nhiều nhưng nhiều hơn cả vẫn là hổ chạm nổi, chạm lộng trên gỗ. Hàng loạt đình làng ở Việt Nam, phần lớn là nông thôn, các nghệ sĩ dân gian đã để lại đời sau rất nhiều hình mẫu khác nhau về hình tượng con hổ đá. ở đình Chu Quyến (Hà Tây cũ) trong hoạt cảnh táng mả vào hàm rồng, con hổ chạy theo bước chân Đinh Bộ Lĩnh đang hăm hở và láu lỉnh đưa gói xương cốt vào miệng con rồng, nó vừa há miệng vẫy đuôi vui vẻ. Con hổ ở đây mắt ánh lên, răng hơi nhe ra nhưng người nghệ sĩ đã cho nó một dáng điệu rất dễ thương của con chó nhà. ở đình Đông Viên (cũng thuộc Hà Tây cũ) con hổ cùng với các chàng trai tinh nghịch xông vào mấy cô gái đang tắm trong đầm sen để đùa giỡn. Tiêu biểu nhất phải kể đến hình ảnh con hổ khắc trên thạp đồng Vạn Thắng (Phú Thọ), tấm phù điêu người nông dân đâm hổ ở đình Chảy (Hà Nam), bức chạm khắc gỗ hình con hổ đang chạy ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Ninh) và bức chạm gỗ chàng trai cưỡi hổ ở đình Tiên Kỳ (Nghệ An), và còn rất nhiều hình tượng hổ ở nhiều đình miếu nằm rải rác khắp nơi trong nước.
Ở Việt Nam, hổ được xếp vào nhóm hộ môn thú (những con thú canh gác nhà cửa, lăng mộ, đình, chùa, miếu mạo), là một trong những con vật được tạc trong các khu lăng mộ người Việt. Người Việt không sử dụng các tượng đá sư tử để trấn yểm và để tạo nên sự thiêng liêng, hùng tráng cho không gian này. Nếu cần có một con vật hung dữ, người Việt nghĩ ngay đến hổ/cọp và hầu như trong suốt lịch sử phát triển của lăng miếu của họ, hổ là con vật oai phong nhất, không gì thay thế được[8] cho nên người ta cũng sử dụng hình ảnh con hổ để trấn giữa tại các lăng mộ của các bậc vua chúa, danh nhân, ngoài hình tượng con hổ đá ở lăng Trần Thủ Độ, Lăng mộ của Ngô Quyền cũng có tấm bình phong có hình con hổ, tuy nhiên đến nay cũng có giấy lên tranh cãi về tấm bình phong này vì theo thiết kế, con hổ này không có tư cách con hổ và nó giống như một con báo lai chó sói và nham nhở trông như một con quỷ.[9][10][11] Ở góc độ phong thủy, tượng hổ mạ vàng được coi là đại diện cho quyền lực do Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, đại diện cho chư vị tướng quân chuyên phù trợ chính pháp và từ đó nó là biểu tượng cho quyền lực, cho công danh và sự tăng tiến trong kinh doanh, Là pháp khí của công danh, tài lộc và quyền lực,chống lại tiểu nhân. Hổ dùng tiếp khí cho các cát tinh Lục Bạch, Bát Bạch và cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần và cũng có thể dùng để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm kỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng do vậy tượng hổ mạ vàng được đặt ở nơi phòng khách, trên bàn làm việc.[6]
Đồng thời, những người cầm tinh năm Ngọ, Tuất và Dần thì không nên bài trí hổ trong nhà vì bài trí hổ trong nhà sẽ dễ ốm đau, gặp xui xẻo trong công việc hoặc rất dễ gây nên bất hòa giữa các mối quan hệ trong gia đình. Đối với nhà mở cửa hàng kinh doanh, việc bài trí hổ cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới uy tín và doanh thu của cửa hàng vì hổ bị coi là hung thú. Điều kỵ nhất là không nên bài trí hổ trong phòng ngủ (nhất là phòng ngủ vợ chồng) do đây là không gian cần sự kín đáo, riêng tư. Nếu bài trí hổ sẽ khiến vợ chồng có tâm trạng bất an, tình cảm cũng bị giảm dần. Nếu đặt con hổ đối diện với cửa chính sẽ khiến hàng xóm và những vị khách đến nhà cảm thấy bất an.[12]
- ▲ Truy tìm nguồn gốc loài thú lạ trên mái chùa Một Cột Truy-tim-nguon-goc-loai-thu-la-tren-mai-chua-Mot-Cot
- ▲ Nhận thức tính phổ quát liên văn hóa trong mỹ thuật cổ truyền qua ví dụ hình tượng con nghê ở đền miếu - Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam
- ▲ 3,0 3,1 Chú thích có lỗi Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têntgpsaigon.net
; $2 - ▲ Hình tượng Hổ trên gốm cổ Việt Nam
- ▲ Giác Ngộ Online - Tết Canh Dần 2010 - Hình con hổ trên gốm Việt cổ
- ▲ 6,0 6,1 Các con vật linh trong phong thuỷ | aFamily
- ▲ Hình tượng con hổ trong văn hóa thời Nguyễn - Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu
- ▲ Vị thế của hình tượng sư tử trong Mỹ thuật Đại Việt - Trường Cao đẳng Văn hóa-Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- ▲ Bình phong 'có con quỷ' ở lăng Ngô Quyền
- ▲ Vụ Bức bình phong 'có con quỷ' ở lăng Ngô Quyền: Làm không đúng, báo cáo sai sự thật
- ▲ Vụ bình phong có con hổ ở lăng Ngô Quyền: Dòng họ Ngô không được tham gia giám sát dự án
- ▲ Chú thích có lỗi Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênhcm.eva.vn
; $2