Bước tới nội dung

Cuốn sách về Phong Thủy/Học thuyết Thiên Địa Nhân

Tủ sách mở Wikibooks

Thuyết Thiên Địa nhân nói lên sự chi phối của trời đất đối với con người .

Thiên Địa Nhân

[sửa]

Thiên là khỏang không gian bao la, trong Thiên có ba yếu tố hợp thành là Nhật ( mặt trời) ; Nguyệt ( mặt trăng) ; Tinh ( các vì sao). Thiên can là tọa độ không gian được thể hiện ở 10 vị trí : Giáp , Ất , Bính , Đinh , Mậu , Kỷ , Canh , Tân , Nhâm , Quí.

Địa được cấu thành bởi 3 yếu tố thủy , hỏa , phong. Từ yếu tố địa , người xưa hình thành nên môn địa lý phong thủy dùng để xem xét sự vận động hài hòa của thủy hỏa phong, nếu mất cân bằng trong vận động của ba yếu tố này ở một địa điểm mà một người đang sinh sống thì người đó sẽ gặp trở ngại và tai họa. Địa chi là tọa độ thời gian được thể hiện ở 12 vị trí thời gian trong năm , tháng, ngày, giờ gồm : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Vạn vật con người chuyển dịch trong không gian theo 10 thiên can, được Nhật, Nguyệt, Tinh chiếu vào tác động ảnh hưởng suốt cả cuộc đời, do vậy yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh được người xưa cho là có thể quyết định được vận mệnh của từng người.


Thiên nhân hợp nhứt

[sửa]

Trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có viết

Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên ,
Dịch nghỉa Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên . Thì ra ý nghĩa của câu này là con người cần phải cùng tồn tại hài hòa với Trời Đất trong vũ trụ.

Thuyết Thiên nhân hợp nhứt chủ trương Thiên thời, Địa lợi , Nhân hòa . Thiên Địa Nhân là nói con người luôn luôn bị chi phối bởi Thiên và Địa . Ba yếu tố này tương tác lẫn nhau, con người muốn tồn tại, sinh sống bình thường phải có sự cân bằng giữa bản thân với thiên địa.

Không gian Dịch là không gian Thiên Địa Nhân, là thế giới của âm dương giao hòa, chuyển hóa cho nhau, thế giới giữa hai mặt đối lập tồn tại và bổ xung cho nhau nên khi nắm bắt được chuyển động đó người xưa đã lập ra mô hình trạng thái không gian gọi là âm, dương ( lưỡng nghi). Âm, dương vận động sinh ra bốn khí gọi là tứ tượng, lại tiếp tục vận động thành ra bát quái