Cuốn sách về Kỳ Na giáo/Triết lý
Thần linh
[sửa]Kỳ Na giáo không công nhận có Thần linh hiện hửu trong kiếp sống con người
Nghiệp và Nghiệp báo
[sửa]Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Nghiệp theo chữ Phạn là Karma có nghĩa là hành động và phản ứng
Mọi nghiệp trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứ và hiện tại chi phối. Hễ nghiệp lành thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ. Vui hay khổ chính là Nghiệp báo cho hành vi cư xử trong cuộc sống con người . Luân lý hay hành động tốt xấu (tuy nhiên, từ ‘nghiệp’ luôn được hiểu theo nghĩa tật xấu của tâm hay là kết quả của hành động sai lầm trong quá khứ) xảy ra trong lúc sống, gây nên những quả báo (Nghiệp Quả) tương ứng trong tương lai.
Đức Phật dạy nếu ai đó đem cho ta vật gì mà ta không lấy thì dĩ nhiên người đó phải mang về, có nghĩa là túi chúng ta không chứa đựng vật gì hết. Tương tự như vậy, nếu chúng ta hiểu rằng nghiệp là những gì chúng ta làm, phải cất chứa trong tiềm thức cho chúng ta mang qua kiếp khác, thì chúng ta từ chối không cất chứa nghiệp nữa. Khi túi tiềm thức trống rỗng không có gì, thì không có gì cho chúng ta mang vác. Như vậy làm gì có quả báo, làm gì có khổ đau phiền não. Như vậy thì cuộc sống cuộc tu của chúng ta là gì nếu không là đoạn tận luân hồi sanh tử và mục tiêu giải thoát rốt ráo được thành tựu..
Nghiệp mà con người thường hay vướng vào Thân , khẩu , ý nghiệp . Tham vọng , Dục vọng , Chiếm đoạt , ...
Linh hồn và Thể xác
[sửa]Theo Kỳ Na giáo , cá nhân nào cũng có linh hồn được sinh ra trong thể xác vật chất đây là Tính chất Nhị nguyên của mọi vật . Người Kỳ Na giáo cảm thấy không cần thiết phải chứng minh sự hiện hữu của linh hồn vì họ tin rằng qua mọi hành động nhận thức, ta nhận ra được linh hồn. Như thế, suy nghĩ, cảm xúc và mọi nhận biết của hữu thể đang sống đều là những gì có liên quan tới linh hồn.
Luân hồi và Giải thoát
[sửa]Cá nhân nào cũng có linh hồn được sinh ra trong thể xác vật chất. Việc cúu rỗi cốt ở hành động giải thoát linh hồn khỏi những kềm tỏa vật chất. Mục đích của người Kỳ Na giáo là trở thành một siddha — người hoàn hảo. Siddha là người đạt tới sự tuyệt đối về tri thức, nhãn quan, quyền năng và hạnh phúc. Trong trạng thái hoàn hảo ấy, ta nhận ra rằng bản ngã (atman) là thực tại tối hậu. Tới thời điểm này, linh hồn tách biệt với thể xác.
Kinh Tattvartha Sutra, chương 10: 4-5 có viết:
- Khi linh hồn được giải thoát, ở đó chỉ còn lại niềm tin chân chính hoàn hảo, tri thức chân chính hoàn hảo, đức hạnh chân chính hoàn hảo và trạng thái mọi sự hoàn hảo một cách toàn bộ . Khi hết thảy các nghiệp báo ràng buộc đều bị loại bỏ, linh hồn vút bay lên tới bến bờ không gian vũ trụ.
Đạo đức Kỳ Na giáo
[sửa]Bất bạo động , Phi tuyệt đối chủ nghĩa , Bất sở hữu . Bất bạo động củng cố quyền tự quản sự sống của mọi hữu thể. Phi tuyệt đối chủ nghĩa củng cố quyền tư tưởng của mọi cá nhân.Bất sở hữu củng cố sự phụ thuộc lẫn nhau của toàn bộ cuộc hiện sinh.
- Nếu bạn cảm thấy rằng mỗi linh hồn là một tự quản, bạn sẽ không bao giờ giẫm đạp quyền sống của nó. Nếu bạn cảm thấy mỗi người là một con người biết suy nghĩ, bạn không bao giờ giẫm đạp tư tưởng của nó. Nếu bạn cảm thấy mình chẳng sở hữu vật nào cả và cũng chẳng sở hữu người nào cả, lúc ấy bạn không bao giờ giẫm đạp hành tinh này . (Tattvartha Sutra, trang. xvii )
Bất hại là một tư tưởng đạo đức của Kỳ Na giáo . Tư tưởng này khuyên mọi người không làm gì có hại cho bản thân mình và người khác . Để thực hiện được điều này cần phải theo các giới cấm sau
- Không sát sinh - Bất tổn sinh (ahimsa);
- Không nói dối;
- Không trộm cắp;
- Giữ thanh khiết;
- Từ khước mọi thú vui của xã hội bên ngoài.