Chính trị nhà Trần/Nhà Trần thành lập

Tủ sách mở Wikibooks

Tháng 12 năm Ẩt Dậu (tức tháng 01 năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh cũng là thời điểm kết thúc vai trò của nhà Lý, mở đầu cho thời kỳ thống trị cùa nhà Trần. Nhưng giữa buổi giao thời, tình hình chính trị trong nước vẫn còn nhiều phức tạp, khiến triều đình phải tập trung sức lực giải quyết nhằm bỉnh ổn tình hình xã hội và củng cố, xây dựng vương triều.

Trấn áp các thế lực đối lập. Kinh đô Thăng Long có hai phía quan trọng là phía Đông và phía Bắc thì đều nằm dưới sự kiểm soát của hai thế lực lớn lúc đỏ là Đoàn Thượng, làm chủ vùng Hồng Châu (phía Đông); Nguyễn Nộn làm chủ vùng Bắc Giang (phía Bắc). Nhà Trần đã dùng nhiều biện pháp: quân sự, dụ dỗ và mỹ nhân kế nhằm thu phục hai thế lực này. Cuối cùng, sau một thời gian, vào tháng 3 năm 1229, Nguyễn Nộn ốm rồi chết Nhà Trần không tốnn mũi tên hòn đạn mà vẫn thống nhất được thiên hạ.

Thanh toán thế lực của quý tộc họ Lý. Thực tế lúc bấy giờ, một số quý tộc nhà Lý vẫn nuôi chí mong lập lại vương triều. Nỗi nhớ vua cũ của người dân vẫn chưa nguôi. Nhà Trần phải tiến hành những biện pháp mang tính cương quyết. Con bài chính trị lúc này là Lý Huệ Tông, cha của Lý Chiêu Hoàng. Các quý tộc Lý rất có thể dùng Lý Huệ Tông làm ngọn cờ để tập hợp lực lượng chống lại triều Trần. Tháng 8 năm 1226, chi sau 8 tháng khỉ Trần Cảnh lên ngôi, Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo"[1]. Hoàng hậu của nhà vua quá cố này trở thành vợ của Trần Thủ Độ. Tất cả con gái họ Lý và cung nhân đều đem gả cho các tù trưởng người Man. Những người mang họ Lý đều phải đổi sang họ Nguyễn vì lấy cớ kiêng húy Trần Lý, nhưng thực chất là muốn xóa sổ họ Lý.

Củng cố mối đoàn kết trong hoàng tộc. Sau nhiều năm kết hôn, Hoàng hậu vẫn chưa có con. Năm 1237, chị dâu của nhà vua, tức vợ của Hoài vương hầu Trần Liễu đang mang thai, Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực mật mưu với vua là nên mạo nhận lấy. Ngay lập tức Hoàng hậu bị giáng làm công chúa. Chị dâu - bà công chúa Thuận Thiên được lập làm Hoàng hậu Thuận Thiên. Mất vợ về tay em trai cũng chính là vua nhà Trần, khiến cho Hoài vương hầu Trần Liễu rất tức giận, đã họp quân ở bờ sông Cái (sông Hồng) để chống lại nhà vua. Vua Trần Thái Tông thì chán nản, bỏ kinh thành lên núi Yên Tử. Hai tuần sau, tự thấy mình yếu thế, nhân lúc thuận tiện Trần Liễu đã giảng hòa với nhà vua. Mâu thuẫn nội bộ được giải quyết. Trần Liễu được ban các xã Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang làm ấp thang mộc và được phong làm Yên Sinh vương. Tình hình xã hội và triều chính yên ổn, nhà Trần có điều kiện củng cố vương triều và xây dựng đất nước.


Chú thích
  1. Toàn thư, quyển V, tập II, trang 6.