Bước tới nội dung

Chính trị nhà Trần/Bộ máy chính quyền/Tuyển quan/3

Tủ sách mở Wikibooks
Tuyển chọn các nho sinh có tài

Lịch triều hiến chương loại chí có chép

Thời Trần đã đặt khoa cừ, nhưng sự bổ dụng không bắt buộc phải có khoa cử, các chức ở sảnh, viện, quán, cục đều dùng những nho sĩ hay chữ để làm, hoặc dùng học sinh vào Trang thư sảnh (như đời Thánh Tông cho Đo Quốc Tá là chân Nho sĩ được làm chức Trung thư lệnh), hoặc dùng người bình dân lên làm Mật viện (như đời Anh Tông, Đoàn Nhữ Hài là người bình dân được cất vào tham dự chính sự), nháy lên địa vị cao quý không câu nệ ở tư cách...

Đoàn Nhữ Hài chưa qua thi cử nhưng như chúng ta đã thấy, cuộc thi lớn nhất mà Đoàn Nhữ Hài trải qua là làm tờ biểu tạ tội do vua Trần Anh Tông trực tiếp ra lệnh, ông làm quá hay nên được nhà vua trọng dụng và không ngần ngại trao cho chức Ngự sử trung tán. Nếu chẳng may, Đoàn Nhữ Hài không làm nổi hoặc làm không hay tở biểu đó, chẳc hẳn nhà vua đã không trọng dụng. Những Nho sinh còn được lựa chọn bổ sung vào các cơ quan chức năng của triều đình. Tháng 4 năm 1267, Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ. Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh Trung thư lệnh. Kể cả chức Hành khiển trước đây chi dùng nội nhân (hoạn quan) thì đến đây cũng dùng những Nho sinh hay chữ. Và từ thời điểm này Nho sinh được tham gia vào các cơ quan chức năng của triều đình. Sử có chép: "Người văn học được giữ quyền bính bắt đầu từ đấy"[1].

Những người không thực tài, dù thân cận với nhà vua đến đâu cũng không được triều đình tuyển dụng. Sử chép, Nguyễn Sĩ Cố và Chu Bộ đều là người gần gũi, hầu cận Trần Anh Tông từ khi còn là Thái tử. Khi Anh Tông lên ngôi, Cố và Bộ vì đều không có hạnh kiểm nên đều không được nhấc dùng. Sĩ Cố làm đến Thiên chương các học sĩ, chức này không phải thực chức; Chu Bộ thì chi coi vài bộ cấm binh. Khi Thượng hoàng Trần Anh Tông đích thân đi đánh Chiêm Thành, Chu Bộ chết trận, Sĩ Cố thì chết dọc đường. Hai người phục vụ Thượng hoàng khó nhọc lâu ngày, nhưng vì tài không thể dùng được, cho nên để vào chức nhàn tản, đều cho bổng lộc tước trật ưu hậu cả, mà không khiến làm việc gỉ có quyền.


  1. Toàn thư, quyển V, tập II, trang 39