Chính trị nhà Trần/Bộ máy chính quyền/Địa phương
Sau khi lên nắm chính quyền một thời gian, vào năm 1242, nhà Trần đề ra chính sách mang tính cải cách về tổ chức hành chính. Mặc dù, trên một số phương diện khác, nhà Trần phần lớn kế thừa triều Lý: "Xét lệ các triều trước, định làm thông chế của quốc triều...". Nhưng về mặt tổ chức chính quyền địa phương, nhà Trần đã cải tiến hơn. Triều Lý chia cả nước làm 24 lộ, đến thời Trần gọn lại còn 12 lộ. Hệ thống hành chính gọn nhẹ, theo đó, sự quản lý hành chính các cấp được chặt chẽ hơn.
Toàn thư không chép tên các lộ. Dựa vào An Nam chí lược của Lê Tắc thi thời Trần có tới 15 lộ. Danh sách các lộ như sau:
- Đại La thành lộ: gồm miền Hà Nội và miền hữu ngạn sông Hồng đến sông Đáy
- Bắc Giang lộ: miền Bắc Ninh, Nam Bắc Giang[1]
- Nam Sách Giang lộ: gồm miền Đông Triều, Quảng Yên, Kiến An
- Khoái lộ: miền Hưng Yên
- Hồng lộ: miền Hải Dương
- Như Nguyệt Giang lộ: miền lưu vực sông cầu, Yên Thế, Thái Nguyên.
- Đà Giang lộ: miền Hưng Hóa.
- Quy Hóa Giang lộ: miền Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
- Tuyên Hóa Giang lộ: miền Tuyên Quang, Bảo Lạc, Bắc Cạn.
- Lạng Châu lộ: miền Lạng Sơn, Bắc Bắc Giang.
- Đại Hoàng lộ: miền Nho Quan, Ninh Bình.
- Thanh Hóa phủ lộ: miền Thanh Hóa.
- Diễn Châu phủ lộ: miền Diễn Châu, Yên Thành.
- Nghệ An phủ lộ: miền Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Bố Chánh châu lộ: miền Quảng Bình.[2]
Danh sách này nếu đối chiếu với sách Cưcmg mục thì một số lộ như Quốc Oai và Trường An không thấy Lê Tắc chép.
Theo tác giả Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời thì vào cuối đời Trần có tới 20 phủ lộ - trấn[3]:
- Lộ Đông Đô
- Lộ Bắc Giang
- Lộ Lạng Giang
- Lộ Lạng Sơn
- Phủ lộ Thiên Trường, tức lộ Sơn Nam
- Lộ Long Hung
- Lộ Khoái Châu
- Phủ lộ Kiến Xương
- Lộ Hoàng Giang, phủ Kiến Hưng
- Trấn Thiên Quan
- Phủ lộ Tân Hung
- Lộ Hải Đông
- Lộ Tam Giang (xứ Thanh?)
- Trấn Quảng Oai
- Trấn Thiên Hưng
- Trấn Thanh Đô
- Trấn Vọng Giang
- Trấn Tây Bình
- Trấn (lộ?) Thuận Hóa
- Lộ Thăng Hoa.
Chính quyền cấp lộ
[sửa]Thời Trần cỏ lúc gọi là lộ, phủ, có lúc gọi là lộ, trấn, những nơi xa thì gọi là châu. Nhưng đa số gọi là lộ, trấn như thống kê trên đây. Đến năm Quang Thái thứ 10 (1397), cấp lộ đổi làm trấn. Như vậy cỏ thể hiểu rằng, cấp lộ hay phủ, trấn, châu là cấp chính quyền tương đương nhau (đến thời điểm trước năm 1397). Nhà Trần thực sự coi trọng cấp chính quyền lộ, phủ. Khi Thái Tông lên ngôi, đã cử nhân vật tầm cỡ của triều Trần là Thái sư Trần Thủ Độ làm Tri phủ Thanh Hóa: "Thống quốc thái sư, tri Thanh Hóa phù sự", Thái phó Phùng Tá Chu làm Tri châu Nghệ An, được quyền phong tước cho người khác. Phan Huy Chú chép: "Đầu nhà Lý đặt các chức tri phủ, phán thủ. Đầu nhà Trần noi theo, đặt tri phủ ở các phủ"[4]. Các đời vua sau như Trần Thánh Tông (1258 - 1278), Trần Nhân Tông (1279 - 1293), Trần Anh Tông (1293 - 1314) cũng đều dùng các thân vương đi trấn trị các phủ lộ quan trọng như Thanh Hóa, Diễn Châu, Nghệ An. Thái úy Trần Nhật Duật được cử đi trấn trị ở Thanh Hóa, Phiêu kỵ Thượng tướng quân Trần Quốc Khang coi châu Diễn. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải quản châu Nghệ An.
Đối với địa phương có hải cảng, nhà Trần đặc biệt coi trọng. Trong đó hải cảng Vân Đồn được Nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt, không chi đặt ra chức quan trấn, lộ mà còn có cả đội quân chuyên bảo vệ Vân Đồn gọi là quân Bình Hải[5].
Chức quan đứng đầu cấp lộ là An phủ sứ hoặc Trấn phủ sứ chánh, phó, chức này được đặt năm 1242[6]. Đến năm 1244 được đổi thành Tri phủ, Thông phán, việc này sách Toàn thư cũng ghi vào năm Giáp Thìn (1244), "Chia sai các văn thần đi trị nhậm các phủ lộ trong nước, phàm 12 nơi, phủ có tri phủ, lộ có thông phán, châu có tào vận sứ và phó sứ giữ việc vận chở"[7]. Như vậy vẫn là 12 nơi có nghĩa là 12 đơn vị hành chính kể trên gọi là phủ, lộ, châu, nhưng chức quan đứng đầu các phủ - lộ - châu lại có tên gọi khác. Ngoài ra một số công việc thuộc cấp lộ như chức Hà đê chánh phó sứ, chọn các tản quan trông coi đê điều như quy định năm 1255 "chọn các tản quan làm Hà đê chảnh phó sứ các lộ, khi nào roi việc làm ruộng thì đốc thúc quân lính đắp bờ đê đào mương lạch để phòng lụt hạn"[8].
Tư liệu trên khiến chúng ta chú ý tới chi tiết mà Toàn thư chép là "...các văn thần đi trị nhậm các phủ lộ trong nước, phàm 12 nơi... ", "Phủ lộ", "phủ" đứng trước "lộ". Như thế, không có nghĩa là cấp phủ lớn hơn cấp lộ mà ở đây nó có ý nghĩa như là sự đồng cấp ở thời Trần. Phan Huy Chú chép: "Bấy giờ (thời Trần) còn lấy trấn làm phủ"[9]. Đến năm Quang Thái thứ 12 (1397), trong quá trình định quy chế về quan ngoài, nhà Trần mới chính thức đề ra: "Lộ coi phủ, phủ coi châu, cháu coi huyện"[10], mà không thấy đặt ra cấp xã nữa. Chính quyền cấp huyện ở thời Trần đến lúc này mới được đặt ra. Theo Phan Huy Chú: "Chức tri huyện về đời Lý, đời Trần chưa rõ..."[11]. Nếu nghiên cứu chính quyền cấp lộ mà không lấy thời gian làm hệ quy chiếu thì rất dễ dẫn đến nhầm lẫn như một vài tác giả[12], coi lộ - phủ - trấn - châu là cấp chính quyền thống thuộc (trước năm 1397).
Đến năm 1244, các viên quan cai quàn cấp chính quyền địa phương, theo sự ghi chép của Toàn thư thì không phải là quý tộc tôn thất như trước nữa mà là các văn thần như tư liệu đã dẫn ở trên. Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo đã khảo xét các chức quan thời Trần. Tác giả không chi khảo xét các chức quan ở cấp lộ - phủ - châu - huyện như Phan Huy Chú mà còn xét tới cấp trại, xã[13].
Chính quyền cấp giáp - hương
[sửa]Cấp chính quyền giáp - hương tồn tại khá phổ biến ở thời Trần. Đầu thời Trần gọi là giáp, đến năm 1297, nhà Trần đổi giáp làm hương[14] (Quắc hương, Bạch Hạc hương, hương Tinh Cương,...). Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (xin phép viết tắt là Cương mục) cũng chép là sau kháng chiến chống Mông - Nguyên thắng lợi, nhà Trần cho duyệt định dân binh trong cả nước, "Các châu chỗ nào trước là giáp, nay đổi thành hương"[15].
Nhưng thực ra cấp hương đã được dùng phổ biến từ thời Lý (hương Siêu Loại ở Bắc Ninh, hương Băng Sơn ở châu Ái (Thanh Hóa ngày nay) chẳng hạn...) và nó được đặt ra từ thời Đường (năm 622)[16]. Mặc dù, đến năm 1297, cấp hương chính thức thay thế cho cấp giáp, nhưng thực tế, cấp hương đã được dùng khá phổ biến từ đầu thời Trần. Chính sử đã chép tới cấp hương vào năm 1239: "Kỷ Hợi, năm thứ 8 (1239), lại cho Phùng Tá Chu chức Nhập nội Thái phó, sai về hương Tức Mặc dựng cung điện nhà cửa"[17]. Quân lính thì gọi là "hương binh" thổ hào. Bô lão ở các hương, gọi là "hương lão"[18].
Ở miền núi, cấp tương đương với hương gọi là sách, động. Một hương có thể gồm nhiều thôn, trang (hay làng). Đơn vị hành chính cấp hương thời Trần khá lớn. Theo tư liệu văn bia, minh chuông thời Trần thì dưới phủ, lộ là hương rồi đến xã. Theo bài minh chuông chùa Chiêu Quang (Chiêu Quang tự chung minh) do Trạng nguyên Hồ Tông Thốc soạn năm Xương Phù thứ 9 (1385) cho thấy rõ dưới cấp lộ là cấp hương rồi đến cấp xã[19].
Văn bia Đại Việt quốc Binh Hợp hương, Thiệu Long tự bi ở thôn Miếu, xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, nay thuộc Hà Nội được khắc vào đầu thời Trần thì hương Binh Hợp khá lớn. Hương Binh Hợp này có phạm vi lãnh thổ của bốn xã là: Tam Hiệp, Tam Thuấn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp thuộc huyện Phúc Thọ ngày nay, tương ứng với hai tổng Thượng Hiệp và Hạ Hiệp cùa huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai thời Nguyễn.
Theo Gia phả họ Đinh (ở Nông Cống, Thanh Hóa) thì hương Lam Sơn (còn gọi là sách Khả Man, Khả Lam) quê hương Mường Việt của Lê Lợi và nhiều công thần khai quốc thời Lê Sơ, vào cuối thời Trần đến thời thuộc Minh bao gồm các thôn Như Áng, Thụ Mệnh, Hướng Dương, Giao Xá, Bì Ngụ, Đức Trai, Nguyễn Xá, Dựng Tú, Sơn Lạc, Một Viện, Lũng Nhai. Hương Lam Sơn này là một vùng đất rộng lớn ngày nay có phần đất trên các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc của tinh Thanh Hóa. Theo bài minh ở Thông Thánh quán thời Trần thì Bạch Hạc (cả vùng Việt Trì) là hương. Văn bia chùa Hưng Phúc (Hưng Phúc tự bi) soạn năm 1324 (ở Quảng Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa ngày nay) đã ghi cấp phủ rồi đến hương'. "Phủ Thanh Hóa, hương Yên Duyên"[20]. Như vậy, dựa vào tài liệu trong chính sử cùng tư liệu minh chuông và bi ký, ta biết cấp chính quyền hương sau cấp lộ (hay phủ) mà lộ hay phù là cấp chính quyền địa phương cao nhất.
Cấp hương thời Trần có thể gần tương đương với cấp huyện thời sau[21]. Theo ý kiến của các Giáo sư Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn thì cấp hương thời Trần tương đương với cấp huyện ngày sau. Như vậy, cấp hương thời Trần có thế không bằng cấp huyện hiện nay nhưng nó có thể tương đương với phạm vi vài xã. Hương lớn như vậy nên thế lực của những người đứng đầu hương cũng rất lớn. Một số văn bia thời Trần cho biết người đứng đầu hương là công chúa, là các đại liêu ban. Văn bia Bạch Hạc Thông Thánh quán chung kỷ của Hứa Tông Đạo khắc vào năm Đại Khánh (1314 - 1324) có ghi: "Trường công chúa Thiên Thụy, con gái cả vua thứ ba là Thánh Tông là người cai quản dân hương Bạch Hạc, đã từng bỏ của nhà, mua gỗ lạt sửa sang đền như mới. Sau khi trưởng công chúa Thiên Thụy qua đời, dân cư, đất đai hương này đều thuộc quyền cai quản của trưởng công chúa Thiên Chân, con gái cả vua thứ năm là Anh Tông hoàng đế. Công chúa lấy thuế nhẹ, giảm sưu dịch, thương người khổ, yêu dân chúng. Tất cả sinh linh trong hương, chẳng ai không được hường ơn huệ"[22]. Hương Bạch Hạc nay thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ.
Văn bia Hung Phúc tự bi ở xã Quảng Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa khắc dựng vào năm Khai Thái (Giáp Tý - 1324) cho biết hương Yên Duyên thuộc phù Thanh Hóa đều do quan Thượng tướng minh tự Lê Công An và đại toát Lê Bào Tù, đại toát Lê Bằng cai quản. Khoảng năm Thiệu Bào (1279 - 1285) quân Nguyên xâm lược, ông đã đem người trong hương chặn giặc[23].
Văn bia Đại Việt quốc, Binh Hợp hương, Thiệu Long tự bi cho biết người đứng đầu hương Binh Hợp là quan Tiết cấp nhập nội thái tử Đỗ Năng Te. Văn bia ghi rõ: "Ông được tinh tú núi sông chung đúc, phẩm hạnh tinh khiết băng sương. Nương gia đình quyền quý mà sinh ra, dự họ lớn cao sang mà đĩnh ngộ". Chính gia đình này là nơi mà có lần vua Lý Huệ Tông chạy về đây trú ngụ và cũng chính họ Đỗ đã góp nhiều công lao giúp Trần Tự Khánh dựng nghiệp[24].
Điểm độc đáo cùa thời Trần là chính quyền cấp hương không chi đom thuần là phạm vi đất đai mà nó là cấp hành chính liên quan đến phạm vi hay quy mô thái ấp, liên quan đến những vị trí trọng yếu của đất nước và liên quan đến tổ chức quân đội.
Chính quyền cấp châu
[sửa]Theo sử cũ, cấp châu được thành lập dưới thời họ Khúc. Năm 907, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ, lập ra lộ, phủ, châu, xã. Như vậy, chính quyền cấp châu được ra đời từ đầu thế kỷ X. Các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê sau đó, sử cũ không cho chúng ta biết rõ cách phân chia đơn vị hành chính cụ thể ra sao. Chúng ta chỉ biết rằng, nhà Đinh đặt Thập đạo quân. Nhà Tiền Lê chia 10 đạo làm lộ, phủ, châu. Thời Lý chia 10 đạo làm 24 lộ. Riêng Hoan châu, Ái châu là đất biên viễn nên đặt làm trại. Đến thời Trần, chính quyền cấp châu cũng không dễ khảo cứu, bởi thời gian đầu của triều Trần không có tư liệu nào cho biết chính quyền cấp châu ra sao. Dựa vào An Nam chí lược của Lê Tắc thì thời Trần có 15 lộ. Trong đó, đa số là danh sách các lộ, chi có một số châu nhưng vẫn được ghi là châu lộ như: Lạng châu lộ (miền Lạng Sơn, Bắc Bắc Giang); Bố Chánh châu lộ (miền Quảng Bình). Nếu theo ghi chép của Lê Tắc thì "châu" là cấp ngang với "lộ". Toàn thư cũng chép đến một số châu như: Phiêu kỵ Thượng tướng quân Trần Quốc Khang coi châu Diễn. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải quản châu Nghệ An
Đến năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông, cả nước được chia làm các lộ. Dưới lộ là các phủ. Duới phủ là các châu. Dưới châu là các huyện và không có cấp xã. Hệ thống chính quyền được quy định thống thuộc như sau: lộ - phủ - châu - huyện
Chính quyền cấp huyện
[sửa]Theo Phan Huy Chú: "Chức tri huyện về đời Lý, đời Trần chưa rõ"[25]. Đến năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông, mới đặt cấp huyện và đặt lệnh uý, chủ bạ để cai trị: "Mùa Hạ, tháng Tư năm Đinh Sửu (1397), Định quy chế về quan ngoài... huyện đặt lệnh uý, chủ bạ đế cai trị. Lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện"[26]. Như vậy, cấp chính quyền châu, huyện cho đến truớc thời điểm 1397 như thế nào, không có tài liệu nào cho biết cụ thể. Dựa vào tư liệu thư tịch và văn bia thi thấy, có nơi cấp phủ rồi đến hương như: phủ Thiên Truờng, hương Tức Mặc, "Văn bia Hưng Phúc tự bi, năm 1324 (Quảng Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa) ghi phù rồi đến hương như phù Thanh Hoá, hương Yên Duyên"[27]; Có nơi lại dùng trường, giang rồi đến hương như "Văn bia Sùng Khánh tự bi minh tịnh tự, năm 1367 (Đạo Đức, Vị Xuyên, Tuyên Quang) chép truờng, giang đến hương như Phú Linh trường, Thông giang, Hoàng Nông hương; Có nơi lại dùng giang, sách, văn bia Phật tích sơn Từ Đạo Hạnh pháp sư điền địa kệ chí lại chép giang, sách như Đà giang, Di Mang sách"[27].
Chính quyền cấp xã
[sửa]Theo sử cũ, cấp xã được đặt từ thời Khúc Hạo (907). Đến thời Trần, cấp xã lúc đặt ra, lúc lại bỏ[28]. Chức quan cấp xã có các chức: Đại tư xã (còn gọi là Đại toát) phải từ Ngũ phẩm trở lên và Tiểu tư xã (còn gọi là Tiểu toát) từ Lục phẩm trở xuống[29]. Ngoài ra còn có các chức xã chính, xã sử, xã giám gọi chung là xã quan. Sử chép, năm 1242, cùng với việc chia cả nước làm 12 lộ thì chức quan ở cấp xã quy định: "Các xã, sách thì đặt chức Đại, Tiểu tư xã, từ ngũ phầm trở lên là Đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là Tiểu tư xã, hoặc có người kiêm 2, 3, 4 xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám, gọi là xã quan"[30]. Sách Lịch triều hiến chương loại chí cũng ghi: "Đầu nhà Trần, Thái Tông bắt đầu đặt [các chức] đại [tư xã], tiểu tư xã, [quan từ] ngũ phẩm trờ lên là đại tư xã, lục phẩm trờ xuống là tiểu tư xã cùng với xã trưởng, xã giám đều là xã quan, giữ việc làm hộ tịch, chức vị cũng xem là quan trọng. Các đời sau noi theo không đổi. Đến Thuận Tông, trong đời Quang Thái, mới bãi chức xã quan"[31]. Đến cuối đời Trần, vào năm 1397 nhà Trần ra lệnh: "Bãi các chức đại tiểu tư xã, chức quản giáp vẫn để như cũ"[32]. Như vậy, đến năm 1397, chức quan cấp xã chính thức bị bãi bỏ nhưng vẫn để chức quản giáp.
Tuy nhiên, theo tư liệu văn bia chúng ta có thể biết thêm một số chi tiết khá thú vị về một số chức danh thời Trần mà không được ghi chép trong chính sử như về hành chính có chức Phó hạt, chức Xã chủ. Về quan Thị vệ, có các chức Thị vệ thư đầu phẩm, Thị vệ nhân dũng thủ mạo phục, Ngự tiền tuyển hợp. Về văn chức, có các chức: Thư gia, Chi hậu thư gia, Thư sử, Thư bạn; Có tổ chức âm nhạc như Thái nhạc cục, Thánh Từ Thái nhạc cục và nhân viên xuy công, chi hậu xuy công...[33]. Hoặc quan chức là "Đô đầu" trong Bia động Thiên Tôn ở xã Đa Giá Hạ, tổng Đa Giá, huyện Gia Khánh, nay thuộc Thị trấn Hoa Lư, tinh Ninh Bình[34] mà trong Toàn thư hay trong Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng và Từ điển quan chức Việt Nam của Đỗ Văn Ninh không hề ghi chép về chức quan này.
Theo minh chuông ta còn biết thêm đom vị hành chính thời Trần còn có tên gọi là "kiều", đơn vị hành chính dưới cấp lộ. Bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Quang, xã Ỷ Lan, kiều Ma Lãng, Hồng lộ (Hồng lộ Ma Lãng kiều Ỷ Lan xã Sùng Quang tự chung minh tính tự). Chữ "kiều" trong "Ma Lãng kiều" có lẽ là đơn vị hành chính lớn hơn xã[35], có thể tương đuơng với cấp hương. Văn bia chùa Sùng Khánh còn ghi rõ cấp hương, giang, truờng: "Nay có ngôi chùa Sùng Khánh ở hương Hoàng Nông, Giang Thông, trường Phú Linh là do chú của phụ đạo họ Nguyễn, tên là Ân, tự là Văn Giác sáng lập ra"[36].
Như vậy, tổ chức chính quyền địa phương thời Trần đã từng tồn tại các tên gọi: phủ - lộ - trấn, châu, huyện, giáp - hương, giang, trường, trại, sách, kiều, xã, trang. Trong đó, có những tên gọi cho biết cùng cấp hành chính như phủ - lộ - trấn; giáp - hương. Những tên gọi trại, sách[37] dùng cho miền núi. Giang, dùng cho vùng ở dọc bờ sông[38], nhưng nó ngang với cấp nào thì cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Việc lựa chọn quan lại cho các cấp chính quyền địa phương được nhà Trần hết sức chú trọng. Cấp phủ lộ, thời gian đầu dùng người tôn thất, sau dùng người đỗ đạt cao, tuyển chọn qua thi cử. Ví dụ, phủ lộ Thanh Hóa, một vùng đất quan trọng cùa đất nước, lúc đầu nhà Trần cử người có vị trí quan trọng của triều đình cai quản, đó là Thống quốc Thái sư Trần Thù Độ làm Tri phủ Thanh Hóa (năm 1234), nhưng đến năm 1250, triều đình đã cho Minh tự Lưu Miễn làm An phủ sứ phủ lộ Thanh Hoá (Lưu Miễn đỗ Đệ nhất giáp trong kỳ thi Thái học sinh năm 1239).
Cùng với việc thiết lập hệ thống quan chúc các cấp, nhà Trần đã chú trọng đến quy định chế độ lương bổng cho tầng lớp quan lại. Toàn thư cho biết: "Năm 1244, định lương bổng của các quan làm việc trong ngoài và các quan túc vệ"[39]. Đến tháng 3 năm 1246, lại ra lệnh định rõ khoảng thời gian để thăng chức tước: "Khảo duyệt các quan văn võ trong ngoài, cứ 15 năm một lần duyệt, định 10 năm thăng tước một cấp, 15 năm thăng chức một bậc"[40].
Các chức quan ở trung ương là quan trong, các chức quan cấp địa phương là quan ngoài. Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: "Năm 1397 định các quan ngoài: ở lộ đặt An phủ sứ và Phó sứ, ở phủ đặt Trấn phủ sứ và Phó sứ, ở châu đặt Thông phán, Thiêm phán, ở huyện đặt Lệnh úy, Chủ bạ. Lộ thì thống các phủ, phủ thống châu, châu thống huyện. Phàm những việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng thì gồm lại làm sổ cả lộ, cuối năm bảo lên sảnh để theo đó mà khảo xét. Lại đặt các đô đốc, đô hộ, đô thống, tổng quản phủ và thái thú ty"[41].
Tầng lớp quý tộc và tầng lớp quan liêu là hai dòng (hướng) được tuyển vào bộ máy nhà nước và là trụ cột của Nhà nước trung ương tập quyền[42]. Bộ máy quan liêu được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Phan Huy Chú nhận xét: "Các chức quan trong, quan ngoài thời Trần đều có thống thuộc và các danh hiệu các quan có phần hay hơn triều Lý, nhưng về chức sự diên cách thì đại lược cũng có tham chước theo trước. Trong khoảng 160 năm duy trì được chính trị giáo hoá, kể cũng là chế độ hay của một đời"[43].
Xem thêm
[sửa]- ▲ Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tìm được nhiều di tích di vật thời Trần. Có 6 ngôi chùa được đoán định niên đại Trần.
- ▲ Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, trang 552
- ▲ Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học xâ hội, Hà Nội, 1994, trang 124.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, mục Quan chức chi, trang 478.
- ▲ Toàn thư, quyển VII, tập II, trang 152
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, trang 18.
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, trang 20.
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, trang 27.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiển chương loại chí, tập I, mục Quan chức chí, trang 478.
- ▲ Toàn thư, quyển VIII, tập II, trang 220.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiển chương loại chí, tập I, mục Quan chức chí, trang 478.
- ▲ Tác giả Phan Khoang trong bài: Lược sử chế độ xã thôn ở Việt Nam - Chế độ xã thôn tự trị. Có nên giữ lọi chế độ xã thôn tự trị không'? Tập san Sử Địa, số 1 - 1966, Sài Gòn, trang 37, đã viết: "Thời Trần, sự phân chia khu vực hành chinh của triều trước được sửa đổi hoàn loàn, nước chỉa làm 12 lộ, lộ chia làm nhiều phủ hoặc châu chia làm nhiều xă". Tác giả đã có sự nhầm lẫn khi đưa ra hệ thống chính quyền thống thuộc như vậy. Bởi vì, dưới cấp lộ còn cấp giáp - huơng tồn tại rất phổ biến nhưng không thấy tác giả nhắc đến.
- ▲ Đặng Xuân Bàng, Sử học bị khảo, trang 518.
- ▲ Toàn thư, quyển VI, tập II, tr. 82.
- ▲ Cương mục, Chính biên, quyển 8, tr. 26.
- ▲ Cao Hùng Trưng trong An Nam chi nguyên dẫn theo sách Ngụy Việt ngoại kỷ thì cấp hương được đặt ra vào năm 622, dưới thời Thứ sử Giao Châu là Khâu Hoà, gồm có Đại hương và Tiểu hương, cũng trong năm này nhà Đường đổi Giao Châu làm An Nam Đô hộ phủ. Đến đời Đường Trinh Nguyên (785 - 805), viên Đô hộ Triệu Xương chỉ gọi là huơng mà không dùng Đại hương và Tiểu hương. Đến thời Đường Hàm Thông (860 - 874), Cao Biền chia đặt 159 hương (Lời chú thích của hai dịch giả là: trong sách chép là “hương thuộc” có lẽ phân chia các xã sáp nhập thành hương. Hương lúc ấy dễ to bằng một tổng). Niên hiệu Khai Bình (907 - 911), nhà Lương, Tiết độ sứ là Khúc Hạo lại đổi hương làm giáp, đặt thêm 150, cộng với trước là 314 giáp. Thời Lý Trần hoặc để như cũ hoặc đổi mới. Theo Phạm Trọng Điềm - Nguyễn Đổng Chi (dịch), Một ít tài liệu lịch sử về An Nam chi nguyên, Tập san Văn Sử Địa, số 20, tháng 8 - 1956, tr. 60.
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, tr. 23.
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, tr. 34.
- ▲ Trương Hữu Quýnh (chủ biên) - Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sứ Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 182.
- ▲ Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 181.
- ▲ Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 182. Cấp hương thời Trần, phần chú thích của sách chọ rằng: “có thể tương ứng như huyện. Sách hay hương thời Trần khá lớn, tương đương với tổng thời Nguyễn sau này (tr. 182).
- ▲ Mời tham khảo: Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm, "Bài minh trên chuông Thông Thánh quán và một số vấn đề về lịch sử đời Trần", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 88 - 1966, tr. 25 - 32; Thơ văn Lý - Trần, tập II, quyển Thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, tr. 630.
- ▲ Thơ văn Lý - Trần, tập II, quyển Thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, tr.638.
- ▲ Phan Đại Doãn, "Mấy suy nghĩ về cải cách chính quyền cấp hương cùa Hồ Quý Ly", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, sô 5 - 1992, tr. 27 - 28.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, mục Quan chức chí, sđd, tr. 478.
- ▲ Toàn thư, quyển VIII, tập II, tr. 220
- ▲ 27,0 27,1 Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 181.
- ▲ Chỉ bỏ việc kiêm nhiệm Đại, Tiểu tư xã.
- ▲ Ở Láng Thượng, Láng Trung, cho đến thời Cận đại (đầu thế kỷ XX) vẫn có chức Toát (Già làng).
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, tr. 19
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr. 479.
- ▲ Toàn thư, quyển VIII, tập II, tr. 220.
- ▲ Nguyễn Thị Phượng, “Bia xã Ngọc Đình (Ngọc Đình xã bi)”, trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập II, Thời Trần, tập Hạ, tr. 575.
- ▲ Lâm Giang, “Bia động Thiên Tôn”, trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập II, Thời Trần, tập Hạ, tr. 589.
- ▲ Bài minh khắc trên Chuông chùa Sùng Quang lần đầu tiên được Lê Quý Đôn nhắc đến trong Kiến văn liều lục, mục Thiên chương loại. Sau Lê Quý Đôn, chưa có một công trình nào nhắc tới bài minh này. Lê Quý Đôn khẳng định là "chuông đã mất". Nhưng bài minh khắc trên chuông đã được sao chép trong một sưu tập văn bia có tên là Kim văn loại tụ, hiện có ờ Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.1059. Các địa danh xã Ỷ Lan, kiều Ma Lãng, núi Trung Sơn trong bia, chưa xác định được rõ là ở nơi nào. Xin mời tham khảo: Hoàng Văn Lâu: “Chuông chùa Sùng Quang”, trong Văn khác Hán Nôm Việt Nam, tập II, Thời Trần, tập Thượng, tr. 133.
- ▲ Nguyễn Đình Chiến - Ngô Thế Long, "Tấm bia đời Trần Dụ Tông mới phát hiện ở Hà Tuyên", Tạp chí Khảo cổ học, sổ 3 - 1979, tr. 69.
- ▲ Đơn vị "sách", nguồn gốc của Sách được sách Tân đính Lĩnh Nam chích quái chép như sau: Vào đời vua Hùng Vương thứ Chín, dùng cây nêu để xác định mốc giới ở các sân vườn cùa các con. "Còn hăm mốt con trai khác cho làm quan nơi phên giậu giúp vua ở các nơi. Sau này, giá như có con nào có ý tranh ngôi trưởng thì đã cỏ các cây nêu vua cha sai cắm ở các sân vườn từng người rồi" (Tân đính Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 102). Phần Chú thích cùa sách giải thích rõ hơn "Cây nêu: đây là một dị khảo về tích cây nêu ngày Tết, khác với tích cây nêu, nói là làm đầu chống ma quỷ xâm phạm đất Phật đã chia cho người. Có lẽ ý về tôn giáo là ý về sau. Cây nêu vua cha chia địa phận cho các con chính là các sách bằng gỗ (mộc sách) mà Trần Thế Pháp nêu lên ở phần kết câu truyện, về sau "sách" trở thành một đơn vị hành chính ở miền núi. Chữ "sách" (một bên bộ mộc, một bên chữ sách) có nghĩa là cái cọc bờ rào.
- ▲ Thời Lê, những xóm làng ờ ven sông ven biển chuyên nghề chài lưới gọi là vạn. Những tên gọi khác có thể kể đến như xã, thôn, trang, động, sách, trại, sờ, phường. Trang, động, sách, trại là những làng ờ miền núi; phường là khu các nhà cùng làm một nghề ờ quy tụ với nhau.
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, tr. 20
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, sđd, tr. 21.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, tr. 445
- ▲ Xem thêm: Nguyễn Hồng Phong, “Về chế độ quân chủ quý tộc thời Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4/1986, tr. 26 - 35; Nguyễn Hồng Phong, Văn hoá chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về phát triển và Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1998.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, tr. 446; Xem thêm: Trần Thị Vinh: “Tim hiểu thiết chế và tổ chức nhà nước thời Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 & 4 (240-241), 1988, tr. 21 - 25.