Các quốc gia/Nhật Bản

Tủ sách mở Wikibooks
Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ
Quốc huy Nhật Bản
Quốc huy
Tổng quan
Thủ đô:Tokyo
Thành phố lớn nhất:Tokyo
Phân chia:47 đô đạo phủ huyện:
  • 1 đô
  • 1 đạo
  • 2 phủ
  • 43 huyện
Địa lý
Khu vực:Đông Á
Diện tích:377.972 km2
Xã hội
Dân số:126.140.000 người
Mật độ:334 người/km2
Dân tộc lớn nhất:Người Nhật (98%)
Tôn giáo lớn:Thần đạo (52%)
Phật giáo (36%)
Kinh tế
Nhóm nước:Phát triển
GDP
(2020)
5.176 tỷ USD (danh nghĩa)
5.749 tỷ USD (PPP)
Bình quân
(2020)
41.021 USD (danh nghĩa)
45.565 USD (PPP)
Tiền tệ:Yên (¥)
Mã quốc tế: JPY

Nhật Bản là một đảo quốc nằm tại khu vực Đông Á và cũng thuộc khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản nhưng với sự quyết tâm, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc kinh tế. Nhật Bản có một nền văn hóa hết sức đặc sắc, được quốc tế biết tới và đón nhận rộng rãi. GDP của Nhật Bản đứng hạng 3 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các chỉ số giáo dục, mức sống, phát triển con người,... của Nhật Bản luôn nằm ở thứ hạng rất cao trên thế giới. Tuy là một nước phát triển, nhưng Nhật Bản cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như già hóa dân số, tỷ lệ thất nghiệp cao.

Địa lý[sửa]

Địa hình[sửa]

Đất nước Nhật Bản phần lớn là đồi núi, đồng bằng xuất hiện rất ít và chỉ tập trung ở vùng ven biển. Núi lửa nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là núi Phú Sĩ với độ cao 3776 mét, tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ thu hút rất nhiều khác tham quan, du lịch. Vì Nhật Bản có diện tích hẹp, phần lớn là núi nên sông ngòi ở Nhật Bản thường ngắn, dòng chảy dốc và đổ ra biển, nguy cơ xảy ra lũ lụt hay hạn hán lớn. Tuy nhiên việc sử dụng dòng chảy nhanh sẽ thích hợp cho phát triển thủy điện. Con sông dài nhất Nhật Bản là sông Shinano với chiều dài 367 km. Nhật Bản có hồ lớn nhất là hồ Biwa thuộc tỉnh Shiga với diện tích 670 km2, được khám phá là hồ lâu đời thứ 13 thế giới, có niên đại ít nhất 4 triệu năm. Đồng bằng Kanto là đồng bằng lớn nhất Nhật Bản với diện tích 17.000 km2. Khu vực này bao gồm thủ đô Tokyo, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa quan trọng nhất Nhật Bản.

Khí hậu[sửa]

Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, lượng mưa tương đối cao. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hè nóng và thường có mưa to và bão.

Thiên nhiên[sửa]

Nhật Bản là một nước nghèo nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhiều khoáng sản quan trọng, các tài nguyên năng lượng như dầu mỏ hay than đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đất nước này cũng phải nhập khẩu lượng lớn lương thực vì điều kiện tự nhiên Nhật Bản gặp không ít khó khăn, chỉ trồng cấy được số ít các loại cây như lúa gạo. Mặc dù nằm tách biệt với lục địa, song Nhật Bản vẫn có sự đa dạng sinh học cao vì đất nước trải dài trên nhiều miền khí hậu. Nhật Bản hiện có khoảng 90.000 loài động vật hoang dã.

Kinh tế[sửa]

Tổng quan nền kinh tế[sửa]

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới xét theo GDP danh nghĩa, xếp sau Hoa Kỳ và Trung Quốc; là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới xét GDP sức mua tương đương, xếp sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2019, lực lượng lao động của Nhật Bản là 67 triệu người. Nhật Bản có tỷ lệ thất nghiệp khá thấp, khoảng 2,4%, nhưng trên 15% dân số Nhật Bản ở dưới mức nghèo khổ. Nhật Bản ngày nay có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất so với bất kỳ quốc gia phát triển nào; tính đến năm 2017, tổng nợ quốc gia đã bằng 236% GDP.

Xuất nhập khẩu[sửa]

Thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản là Hoa Kỳ (chiếm 19,8%) và Trung Quốc (chiếm 19,1%). Các mặt hàng xuất khẩu chính là xe có động cơ, sản phẩm từ sắt thép, chất bán dẫn và phụ tùng ô tô.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản đến từ Trung Quốc (chiếm 23,5%), Hoa Kỳ (chiếm 11%) và Úc (chiếm 6,3%). Các mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc thiết bị, nhiên liệu hóa thạch, thực phẩm, hóa chất và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước.

Nông nghiệp[sửa]

Ngành nông nghiệp Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1,2% GDP của cả nước. Nhật Bản chỉ có 11,5% diện tích đất là thích hợp cho việc trồng trọt. Chính vì thiếu đất để canh tác nên ở những khu vực, người ta trồng trọt trên các hệ thống ruộng bậc thang. Kết quả thật đáng nể, khi ở những nơi này mức năng suất cây trồng thu hoạch trên một đơn vị diện tích thuộc hàng cao nhất thế giới, với tỷ lệ tự cung tự cấp là khoảng 50%.

Nhật Bản đứng hạng 7 thế giới về số tấn cá đánh bắt. Tổng cộng có 3.167.610 tấn cá được đánh bắt chỉ riêng trong năm 2016, giảm so với thập kỷ trước, lúc đó trung bình hằng năm đánh bắt được 4.000.000 tấn cá. Cũng nói về việc đánh bắt cá, Nhật Bản là nước ủng hộ việc săn bắt cá voi cho mục đích thương mại. Điều đó đã gây ra nhiều tranh cãi khi mà nhiều nước trên thế giới không ủng hộ săn bắt cá voi.

Công nghiệp[sửa]

Du lịch và dịch vụ[sửa]

Khoa học và công nghệ[sửa]

Chính quyền[sửa]

Phân chia hành chính[sửa]

Văn hóa[sửa]

Thể thao[sửa]

Ẩm thực[sửa]

Xã hội[sửa]

Ngày lễ quốc gia[sửa]