Bước tới nội dung

Các quốc gia/Mông Cổ

Tủ sách mở Wikibooks
Mông Cổ
Quốc kỳ Mông Cổ
Quốc kỳ
Quốc huy Mông Cổ
Quốc huy
Tổng quan
Thủ đô:Ulan Bator
Thành phố lớn nhất:Ulan Bator
Phân chia:21 tỉnh
và 1 đô thị tự quản
Địa lý
Khu vực:Đông Á
Khí hậu:Ôn đới
Diện tích:1.566.000 km2
Xã hội
Dân số:3.353.470 người
Mật độ:2 người/km2
Dân tộc:Đa số: người Mông Cổ,
Thiểu số: người Kazakh, người Tuva,...
Tôn giáo lớn:Phật giáo (chiếm 53%)
Kinh tế
Nhóm nước:Đang phát triển
GDP
(2020)
13,7 tỷ USD (danh nghĩa)
47 tỷ USD (PPP)
Bình quân
(2020)
4.151 USD (danh nghĩa)
14.270 USD (PPP)
Tiền tệ:Tögrög (₮)
Mã quốc tế: MNT

Mông Cổ là một quốc gia không giáp biển ở châu Á. Nó giáp với Nga ở phía bắc và Trung Quốc ở phía nam. Đây là quốc gia thưa dân nhất thế giới, với mật độ dân số là khoảng 2.07 người/km2.

Lịch sử

[sửa]

Địa lý

[sửa]

Mông Cổ chủ yếu có địa hình núi và cao nguyên. Đỉnh Khüiten là điểm cao nhất nước này (4.374 m). Sông dài nhất là Orkhon (1.124 km) còn hồ lớn nhất là Uvs (3.350 km2).

Hai kiểu khí hậu chính ở Mông Cổ là ôn đới lục địa và hoang mạc. Mùa đông thường dài và lạnh trong khi mùa hè ngắn và ẩm.

Các loại khoáng sản chính là than, đồng, fluorit, dầu mỏ và sắt.

Mông Cổ có những loài động vật như sói xám, sơn dương Siberia, gấu Gobi và lạc đà hai bướu.

Kinh tế

[sửa]

Trong một thời gian dài, nền kinh tế Mông Cổ dựa vào chăn nuôi gia súc. Ngày nay, bên cạnh khai khoáng và nông nghiệp, các ngành chiếm ưu thế trong cơ cấu GDP là thương mại, dịch vụ, vận tải và bất động sản.

Chính quyền

[sửa]

Phân chia hành chính

[sửa]

Mông Cổ được chia thành 21 tỉnh (aimag) và một đô thị tự quản (thủ đô Ulan Bator).

Thủ đô Ulan Bator được chia thành các düüreg (quận) và khoroo (phường).

Các tỉnh được chia thành các sum (huyện) và bag (xã).

Sự thật thú vị

[sửa]
Mông Cổ là quốc gia thưa dân nhất nhì thế giới
Mông Cổ là quốc gia có chủ quyền lớn thứ 18 thế giới với 1.564.116 km2 và là quốc gia không giáp biển lớn thứ hai thế giới. Rộng lớn là vậy, nhưng dân số Mông Cổ chỉ rơi vào khoảng 3 triệu người. Điều đó đã làm đất nước này trở thành quốc gia có chủ quyền đầy đủ thưa dân nhất thế giới (với mật độ 2 người/km2), hoặc là quốc gia thưa dân thứ nhì thế giới xếp sau Greenland (một quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch với mật độ ? người/km2).
Ulan Bator là thủ đô lạnh giá nhất thế giới
Thủ đô Ulan Bator được hình thành từ năm 1639 bên bờ sông Tuul. Đây là thành phố lớn nhất Mông Cổ và là một thành phố trực thuộc trung ương, không thuộc một tỉnh nào. Thành phố có tổng dân số là 1,4 triệu người, gần bằng một nửa tổng số dân trên cả nước. Đây cũng là thủ đô lạnh giá nhất thế giới khi nằm ở độ cao 1.530 mét so với mực nước biển, sở hữu nhiệt độ trung bình năm là -1,7 oC.