Bước tới nội dung

Các đời vua Việt Nam/Nhà Nguyễn-Pháp thuộc

Tủ sách mở Wikibooks
   Dục Đức (3 ngày, 1883) : năm 1883, vua Tự Đức mất vì vua không có con nối dỗi nên đã nhận 3 người cháu làm con nuôi. Thái tử Nguyễn Phúc Ưng Chân lên thay nhưng chỉ sau 3 ngày đã bị phế truất. 
   Hiệp Hòa (6 tháng, 1883) : sau khi phế Dục Đức, 2 quan phụ chính là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã cho đón con thứ của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Dật lên ngôi, tức Hiệp Hòa. Nhưng do lập trường của Hiệp Hòa và 2 quan phụ chính trái ngược nhau nên vua chỉ ở ngôi được 6 tháng thì bị phế. 
   Kiến Phúc (1883 – 1884) : sau khi phế Hiệp Hòa, người con thứ 3 của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Đăng lên ngôi, tức Kiến Phúc. Sau 8 tháng ở ngôi vua, Kiến Phúc đã lâm bệnh nặng và mất khi mới 15 tuổi. 
   Hàm Nghi (1884 – 1885) : sau khi vua Kiến Phúc mất, 2 quan phụ chính lại đưa em của Kiến Phúc là Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi lúc 13 tuổi, tức Hàm Nghi. Ông tuy nhỏ tuổi nhưng đã nhận thức rất sâu sắc về nỗi đau đất nước. Khi bi Pháp vay hãm, ông đã 2 lần ra chiếu Cần Vương. Ông là tấm gương sáng cho dân tộc. 
   Đồng Khánh (1885 – 1888) : năm 1885, vua Hàm Nghi thoát ly triều đình, kéo cờ khởi nghĩa, ra chiếu Cần Vương, tập hợp lực lượng để chống Pháp. Thống tướng người Pháp De Courcy xin ý kiến của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ để lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, tức Đồng Khánh. 
   Thành Thái (1889 – 1907) : năm 1889, vua Đồng Khánh bị bệnh qua đời, Tổng sứ Trung Bắc Kỳ chọn Nguyễn Phúc Bửu Lân là con vua Dục Đức lên nối ngôi, tức Thành Thái. Ông là người có suy nghĩ tiến bộ, thời đại lại là người có ý thức dân tộc rất cao nên không được lòng người Pháp. 
   Duy Tân (1907 – 1916) : năm 1907, chính phủ Pháp nhận thấy vua Thành Thái là người có ý thức dân tộc cao nên đã cho tung tin vua bị bệnh “thần kinh” và đưa đi lưu đày. Con nhỏ của vua Thành Thái là Nguyễn Phúc Vĩnh San được đưa lên ngôi khi 8 tuổi, tức Duy Tân. Càng lớn, cũng giống như cha mình, vua ý thức được vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Vua đã từng dự định cùng khởi nghĩa với Việt Nam Quang Phục Hội của Trần Cao Vân nhưng sự việc chưa tiến hành thì đã bị lộ. 
   Khải Định (1916 – 1925) : năm 1916, Pháp buộc tội vua Duy Tân và đưa đi lưu đày. Người Pháp đã chọn Nguyễn Phúc Bửu Đảo là con trưởng vua Đồng Khánh lên ngôi, tức Khải Định. Khải Định là người ương hèn, nhu nhược, chỉ lo ăn chơi, lại luôn nịnh bợ người Pháp nên rất được lòng nhà cầm quyền Pháp bấy giờ. 
   Bảo Đại (1926 – 1945) : năm 1925, Khải Định mất. Năm 1926 Bảo Đại lên ngôi vua. Năm 1945, sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Bảo Đại chính thức thoái vị, trao ấn tín và kiếm bạc nạm ngọc cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chính thức trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Ông là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.