Các đời vua Việt Nam/Nhà Nguyễn-độc lập
Giao diện
Gia Long (1802 – 1820) : năm 1777 Nguyễn Ánh là hậu duệ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã chạy thoát trước sự truy sát của quân Tây Sơn. Ông sông lưu vong ở Xiêm La một thời gian. Dưới sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, năm 1802 Nguyễn Ánh tập trung lực lượng đánh chiếm Nam Hà, sau đó đánh bại nhà Tây Sơn lập nên triều Nguyễn thống nhất giang san rộng lớn từ Nam chí Bắc. Ông lên ngôi hoàng đế, tức Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam. Có nhiều luồng nhận xét trái chiều về con người Nguyễn Ánh – Gia Long nhưng khách quan mà nhận xét ông là người rất có nghị lực và có công thống nhất đất nước sau 3 thế kỷ bị chia cắt. Tuy ông đã từng dựa vào ngoại bang như Xiêm La, Pháp nhưng ông là người ý thức tự chủ dân tộc rất cao. Tuy nhiên ông cũng là người tàn nhẫn khi cho phá nát mộ phần của nhà Tây Sơn và giết chết công thần khai quốc vì những chuyện cỏn con.
Minh Mạng (1820 – 1840) : năm 1820, vua Gia Long bệnh nặng qua đời, con là Nguyễn Phúc Đảm lên thay, tức Minh Mạng. Ông là vị vua thông minh, quyết đoán. Dưới thời của ông, đất nước trở nên thịnh vượng và hùng mạnh có lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng có tham vọng biến nước Việt Nam thành một cường quốc nên đã đặt tên nước là Đại Nam.
Thiệu Trị (1841 – 1847) : cuối năm 1820, vua Minh Mạng băng hà, con trưởng là Nguyễn Phúc Miên Tông lên thay, tức Thiệu Trị. Ông là người cần mẫn chăm lo việc nước nhưng không năng động nên chỉ áp dụng những gì đã có thời Minh Mạng mà không có cải cách nào đáng chú ý.
Tự Đức (1847 – 1883) : năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà, con thứ là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm lên ngôi. Ông là vị vua tốt, cần mẫn nhưng cũng giống các vị tiên đế khác, ông là người theo trường phái Tống nho lạc hậu, bảo thủ và hủ lậu so với đương thời. Thời gian ông trị vì đất nước có nhiều biến cố. Năm 1858, Pháp đem chiến thuyền đến Đà Nẵng bán phá. Năm 1862, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Năm 1867, Pháp đánh chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ là : Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Năm 1873, Pháp đánh chiếm 4 tỉnh miền Bắc là : Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình và Hải Dương. Năm 1874, ký hòa ước công nhận toàn bộ Nam Kỳ là thuộc Pháp. Năm 1883, ký hiệp ước với Pháp với nội dung là xác nhận toàn bộ quyền bảo hộ dài hạn của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ. Đất nước ta lại rơi vào tay ngoại xâm.