Các đời vua Việt Nam/Nhà Hậu Lê-Lê Trung Hưng và các chúa Trịnh-Nguyễn/đàng trong

Tủ sách mở Wikibooks
Sãi vương/Phật vương – Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635) : ông là con thứ 6 của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng – người có công khai phá mở mang bờ cõi ở phương Nam. Ông là người có tài về quân sự, chính trị và ngoại giao. Trong thời gian cai trị ông đã cố gắng xây dựng xứ Đàng Trong độc lập, tự chủ, hoàn toàn ly khai với Đàng Ngoài. Ông cũng là người 2 lần đánh bại cuộc tiến công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông cũng được dân gian gọi là chúa Sãi (Sãi vương), hay chúa Bụt (Phật vương). 
   Thượng vương – Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648) : năm 1635 Sãi vương qua đời, con thứ 2 là Nguyễn Phúc Lan lên thay. Ông cũng được gọi là chúa Thượng (Thượng vương). 
   Hiền vương – Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) : năm 1648, Thượng vương đột ngột qua đời trong khi có chiến sự với Đàng Ngoài. Nguyễn Phúc Tần là con lên thay. Ông là vị chúa đầu tiên và duy nhất ở Đàng Trong chủ động cho quân vượt sông Gianh đánh Đàng Ngoài và chiếm được Nam Hà. Sau thời gian giằng co với quân Trịnh, năm 1672 hai bên chính thức đình chiến, lấy sông Gianh làm biên giới. Về đối nội ông là người chăm lo chính sự, xa rời nữ sắc và coi trọng hiền tài nên ông được dân gian gọi là chúa Hiền (Hiền vương). 
   Nghĩa vương – Nguyễn Phúc Thái (1687 – 1691) : năm 1687 Hiền vương qua đời, con là Nguyễn Phúc Thái lên thay. Phúc Thái nổi tiếng là người nhân nghĩa, rộng lượng, là vị chúa có tài. Ông trọng dụng hiền tài, giảm nhẹ hình phạt, thuế khóa khiến trăm họ đều vui nên dân gian gọi ông là chúa Nghĩa (Nghĩa vương). 
   Quốc chúa Minh vương – Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) :năm 1691, Nghĩa vương qua đời, con là Nguyễn Phúc Chu lên thay. Ông là một vị chúa có hiền và có tài nên dân gian gọi là chúa Minh (Minh vương hay Quốc chúa Minh vương). Nối nghiệp tiền nhân, ông mở mang bờ cõi xuống phía Nam đến tận Hà Tiên. Ông cũng là người rất coi trọng hiền thần, thích lời ngay thẳng, bỏ xa hoa, giảm nhẹ thuế má, ngục hình. 
   Ninh vương – Nguyễn Phúc Thụ (1725 – 1738) : năm 1725 Nghĩa vương qua đời, con trưởng là Nguyễn Phúc Thụ tiếp ngôi. Thụ từ nhỏ đã là người văn võ toàn tài. Ông đã có công đánh đuổi quân Chân Lạp quấy nhiễu và lấy được đất ở Vĩnh Long và Mỹ Tho. Ông đặt ra các đơn vị hành chánh để quản lý, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông được dân gian gọi là chúa Ninh (Ninh vương). 
   Võ vương – Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) : năm 1738, Ninh vương qua đời, con trưởng là Nguyễn Phúc Khoát lên thay. Ông là người thông minh, cương nghị, dứt khoát đôi khi tàn nhẫn. Ông là người có công rất lớn trong công cuộc Nam tiến và lấy được rất nhiều vùng đất đai màu mỡ như : Tân An, Gò Công, Sóc Trăng, Trà Vinh, Châu Đốc, Sa Đét. Dân gian thường gọi ông là chúa Võ (Võ vương). 
   Định vương – Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777) : năm 1765, Võ vương qua đời, quyền thần Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Phúc Loan phế ngôi của củaNguyễn Phúc Luân và đưa Nguyễn Phúc Thuần lúc đó còn nhỏ lên thay. Lúc này khởi nghĩa Tây Sơn nổi dậy cùng với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đánh chiếm Thuận Hóa và tiến về Nam Bộ. Năm 1777, Phúc Thuần bị quân Tây Sơn bắt và giết chết ở Long Xuyên. Ông là vị chúa cuối cùng của nhà Nguyễn ở Đàng Trong trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh này. Dân gian gọi ông là chúa Định (Định vương).