Bảo vệ môi trường/Ô nhiễm đất

Tủ sách mở Wikibooks


Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân ô nhiễm.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam[sửa]

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là :

  • Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp
    • Tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ
    • Sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch
    • Mở rộng các hệ tưới tiêu
  • Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông làm cho đất bị ô nhiễm.

Phân loại các hình thức ô nhiễm đất[sửa]

Ô nhiễm môi trượng đất[sửa]

  • Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi
    • Các loại phân hóa học thuộc nhóm chưa sử lý (urea, (NH4)2SO4, K2SO4...) còn tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng ; làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Bón nhiều phân đạm vào thời ký muôn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO3- trong sản phẩm.
    • Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến.

Ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp, làng nghề thủ công[sửa]

Hiện nay nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại như :Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg. Một diện tích đáng kể đất nông nghiệp ven đô thị, khu công nghiệp và làng nghề đã bị ô nhiễm kim loại nặng. Như vậy đất ở Việt Nam nhìn chung đã bị thoái hóa trên bốn mặt

  • Thoái hóa hóa học : Đất trở nên chua dần, hàm lượng hữu cơ và lân dễ tiêu thấp, nghèo các ion kiềm như : Ca2+ và Mg2+
  • Thoái hóa vật lý : tầng đất mỏng dần, mất cấu trúc hoặc cấu trúc kém, sức thấm nước kém, đất chặt không thuận lợi cho bộ rễ những cây trồng ngắn ngày phát triên.
  • Thoái hóa sinh học : hoạt tính sinh học của đất kém do thiếu chất hữu cơ, đất chua và nhiều độc

Hiện trạng ô nhiễm đất[sửa]

Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :

  • Ô nhiễm Đất sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali... dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
  • Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg /ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
  • Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt đọng công nghiệp: kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.

Ảnh hưởng đến môi trường[sửa]

Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :

  • Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
  • Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc ( trong đó thay mực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%) với 3580 người mắc, có 41 người tử vong.

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất[sửa]

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất là: phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nông nghiệp bền vững là hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:

  • Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới
  • Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp
  • Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng
  • Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân
  • Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý:
    • Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn
    • Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức : trồng xan, gối vụ, luân canh
    • Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng, phong phú
    • Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng, trại rừng
    • Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất.
  • Cuối cùng cần nhấn mạnh thêm rằng vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường đất cần được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối hợp hành động với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.

Luật và chính sách[sửa]