Bước tới nội dung

54 dân tộc tại Việt Nam/Người Tày

Tủ sách mở Wikibooks
Người Tày
Tổng số dân
1.845.492 năm 2019
Khu vực có số dân đáng kể
Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Đắk Lắk, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng, Gia Lai
Ngôn ngữ
Tiếng Tày, tiếng Việt
Tôn giáo
Thuyết vật linh, Đạo giáo


Người Tày là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Họ nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn ngữ Kra-Dai.

Dân số và địa bàn cư trú

[sửa]
Bản đồ phân bố của người Tày (2009)
  >40%
  30%-40%
  20%-30%
  5%-20%
  1%-5%
  <1%

Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc. Bên cạnh đó, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày có dân số 1.626.392, là dân tộc có dân số đông thứ 2 tại Việt Nam (sau người Kinh), có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh sau:

  • Lạng Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam)
  • Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam)
  • Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh và 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam)
  • Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh và 20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam)
  • Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người Tày tại Việt Nam)
  • Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4% tổng số người Tày tại Việt Nam)
  • Thái Nguyên (123.197 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh và 15,0% tổng số người Tày tại Việt Nam)
  • Lào Cai (94.243 người)
  • Đắk Lắk (51.285 người)
  • Quảng Ninh (27.764 người, chiếm 2,8% dân số toàn tỉnh và 1.7% tổng số người Tày tại Việt Nam)

Văn hóa

[sửa]

Ẩm thực

[sửa]
  • Các món ăn trong tết Slíp Slí: pẻng cuội” (nhào với chuối), “pẻng nhứa cáy” (bánh nhân thịt gà - thịt gà rang khô, nghiền nhỏ làm nhân bánh), “pẻng ngá” (nhân lạc vừng), “pẻng mịt” (trộn mật),...
  • Pẻng rày (bánh trứng kiến): được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng với lá non của cây vả.
  • Pẻng đắng (bánh tro): cho dịp tết Đoan Ngọ
  • Khẩu thuy: loại bánh để dâng lên trời đất, trong lễ hội Lồng tồng