Bước tới nội dung

Ấn Độ giáo/Giới thiệu

Tủ sách mở Wikibooks

Ấn Độ giáo hay Hindu giáo (Hưng đô giáo) là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡngđạo pháp, hay cách sống, được thực hành rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độmột phần của Đông Nam Á. Ấn Độ giáo được coi là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Quá trình "Tổng hợp Ấn Độ giáo" này bắt đầu phát triển từ 500 TCN đến 300 sau CN,Bản mẫu:Sfn sau khi kết thúc thời kỳ Vệ đà (1500 đến 500 TCN),Bản mẫu:Sfn Bản mẫu:Sfn và phát triển mạnh trong thời Trung cổ, với sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ.Bản mẫu:Sfn

Mặc dù Ấn Độ giáo chứa một loạt các triết lý, nó chia sẻ chung các khái niệm, nghi lễ dễ nhận biết, vũ trụ học, tài nguyên kinh sách được chia sẻtập tục hành hương đến các địa điểm linh thiêng. Các kinh sách Ấn Độ giáo được phân loại thành ruti ("nghe") và Smṛti ("nhớ"). Những kinh sách này thảo luận thần học, triết học, thần thoại, Vệ Đà yajna, Yoga, nghi lễ agama, và cách xây dựng đền thờ, và các chủ đề khác.Bản mẫu:Sfn Kinh sách chính bao gồm các kinh Vệ ĐàUpanishads, Puranas, Mahabharata, Ramayana, và Agama.[1][2] Nguồn gốc thẩm quyền và sự thật vĩnh cửu trong các văn bản của nó đóng một vai trò quan trọng, nhưng cũng có một truyền thống mạnh mẽ trong việc đặt câu hỏi về thẩm quyền của Ấn Độ giáo để tăng cường sự hiểu biết về những sự thật này và phát triển hơn nữa các truyền thống.[3]

Các chủ đề nổi bật trong tín ngưỡng của đạo Hindu bao gồm bốn Puruṣārtha, các mục tiêu hay mục đích đúng đắn của cuộc sống con người, đó là Pháp (đạo đức/bổn phận), Artha (thịnh vượng / công việc), Kama (mong muốn / đam mê) và Moksha (giải thoát/tự do khỏi vòng luân hồi chết và tái sinh/cứu rỗi);[4][5] nghiệp (hành động, ý định và hậu quả), Saṃsāra (vòng luân hồi của sự chết và tái sinh), và các Yoga khác nhau (con đường hoặc thực hành để đạt được moksha).[2] Bản mẫu:Sfn Các thực hành của Ấn Độ giáo bao gồm các nghi thức như puja (thờ phượng) và tụng kinh, japa, thiền (dhyana) bao gồm tứ thiền bát định, nghi lễ hướng về gia đình, lễ hội hàng năm và hành hương thường xuyên. Một số người Ấn Độ giáo rời bỏ thế giới xã hội và của cải vật chất của họ, sau đó tham gia vào Sannyasa (thực hành tu viện) suốt đời nhằm đạt được Moksha.[6] Ấn Độ giáo quy định các bổn phận vĩnh cửu, như trung thực, kiềm chế làm tổn thương chúng sinh (ahimsa), kiên nhẫn, nhẫn nhịn, tự kiềm chế và từ bi...[web 1][7] Bốn giáo phái lớn nhất của Ấn Độ giáo là Vaishnavism, Shaivism, ShaktismSmartism. Có sáu trường phái āstika của triết học Ấn Độ giáo, mà tôn vinh Vedas như là kinh sách, cụ thể là Sankhya, Yoga, Nyaya, Vaisheshika, MimamsaVedanta.[8][9][10]

Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ ba thế giới; những người theo nó, được gọi là người Ấn giáo, chiếm khoảng 1,2 tỷ, tương đương 15-16% dân số toàn cầu.[web 2][11] Ấn Độ giáo là đức tin được tuyên bố rộng rãi nhất ở Ấn Độ, NepalMauritius. Đây cũng là tôn giáo chiếm ưu thế ở Bali, Indonesia.[12] Số lượng đáng kể các cộng đồng Ấn Đô giáo cũng tồn tại ở Caribbean, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Phicác khu vực khác.[13][14]

  1. Zaehner, R. C. (1992). Hindu Scriptures. Penguin Random House. 1–7. ISBN 978-0679410782. https://archive.org/details/isbn_0679410783. 
  2. 2,0 2,1 Klostermaier, Klaus (2007). A Survey of Hinduism (ấn bản 3rd). State University of New York Press. 46–52, 76–77. ISBN 978-0791470824. https://archive.org/details/surveyhinduismth00klos. 
  3. Frazier, Jessica (2011). The Continuum companion to Hindu studies. London: Continuum. 1–15. ISBN 978-0-8264-9966-0. https://archive.org/details/continuumcompani00fraz. 
  4. Bilimoria, ed (2007). Indian Ethics: Classical Traditions and Contemporary Challenges. 103.  See also Koller, John (1968). "Puruṣārtha as Human Aims". Philosophy East and West 18 (4): 315–319. doi:10.2307/1398408. JSTOR 1398408. 
  5. Flood, Gavin (1997). "The Meaning and Context of the Puruṣārthas". trong Lipner, Julius J.. The Bhagavadgītā for Our Times. Oxford University Press. 11–27. ISBN 978-0195650396. 
  6. Herbert Ellinger (1996). Hinduism. Bloomsbury Academic. 69–70. ISBN 978-1-56338-161-4. https://books.google.com/books?id=pk3iAwAAQBAJ. 
  7. Dharma, Samanya; Kane, P. V.. History of Dharmasastra. 2. 4–5.  See also Widgery, Alban (1930). "The Priniciples of Hindu Ethics". International Journal of Ethics 40 (2): 232–245. doi:10.1086/intejethi.40.2.2377977. 
  8. Matthew Clarke (2011). Development and Religion: Theology and Practice. Edward Elgar Publishing. tr. 28. ISBN 9780857930736. https://books.google.com/books?id=DIvHQc0-rwgC&pg=PA28. 
  9. Students' Britannica India (2000), Volume 4, Encyclopædia Britannica, Bản mẫu:ISBN, page 316
  10. Andrew Nicholson (2013), Unifying Hinduism: Philosophy and Identity in Indian Intellectual History, Columbia University Press, Bản mẫu:ISBN, pages 2-5
  11. Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số urltitle phải được chỉ định. {{{publisher}}} (1 tháng 1 năm 2015). [{{{archiveurl}}} Bản chính] lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  12. Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số urltitle phải được chỉ định. {{{publisher}}}.
  13. Vertovec, Steven (2013). The Hindu Diaspora: Comparative Patterns. Routledge. 1–4, 7–8, 63–64, 87–88, 141–143. ISBN 978-1-136-36705-2. https://books.google.com/books?id=FRVTAQAAQBAJ. 
  14. Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số urltitle phải được chỉ định. {{{publisher}}} (ngày 18 tháng 12 năm 2012). Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2015.;

    Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số urltitle phải được chỉ định. {{{publisher}}} (ngày 18 tháng 12 năm 2012). [{{{archiveurl}}} Bản chính] lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2015.


Chú thích có lỗi Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “web”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="web"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu; $2