Đất nước Ai Cập/Ngôn ngữ

Tủ sách mở Wikibooks

Tiếng Ai Cập là ngôn ngữ của Ai Cập cổ đại, thuộc ngữ hệ Phi-Á. Ngôn ngữ này được ghi nhận qua một thời kỳ rất dài, từ thời tiếng Ai Cập Cổ thời (trung kỳ thiên niên kỷ 3 TCN, Cổ Vương quốc Ai Cập). Câu viết hoàn chỉnh cổ nhất có niên đại từ khoảng năm 2690 TCN, khiến nó trở thành một trong những ngôn ngữ viết cổ nhất, cùng với tiếng Sumer.[2]

Dạng cổ điển của nó mang tên Ai Cập Trung kỳ, ngôn ngữ của Trung Vương quốc Ai Cập và là dạng văn viết chính cho tới thời La Mã. Ngôn ngữ này phát triển thành Demotikos vào thời Cổ đại Hy-La, rồi thành tiếng Copt khi quá trình Kitô giáo hóa xảy ra. Tiếng Copt tuyệt chủng như một ngôn ngữ nói hàng ngày vào thế kỷ XVII, nhưng vẫn hiện diện là ngôn ngữ hành lễ của Giáo hội Chính Thống giáo Copt thành Alexandria.[3][4]

Chữ tượng hình Ai Cập (phiên âm tiếng Anh: Ancient Egypt hieroglyphic ˈhaɪərəʊɡlɪf; từ tiếng Hy Lạp ἱερογλύφος có nghĩa là "chạm linh thiêng", cũng viết là τὰ ἱερογλυφικά γράμματα) là một hệ thống chữ viết chính thức được người Ai Cập cổ đại sử dụng có chứa một sự phối hợp giữa các yếu tố dấu tốc ký và mẫu tự. Người Ai Cập đã sử dụng chữ tượng hình để ghi các văn bản tôn giáo trên giấy cói và gỗ. Các biến thể ít chính thức hơn của ký tự này, được gọi là thầy tu và bình dân, về kỹ thuật không phải là chữ tượng hình.