Sơ cứu/nối/Các tổ-chức đào-tạo sơ-cứu

Tủ sách mở Wikibooks


Như đã nói ở trên, quyển sách này không thể thay thế được sự hướng-dẫn của một chuyên-gia đã được chứng-nhận bởi một tổ-chức uy-tín. Do-vậy, muốn áp-dụng những điều đã học trong sách này vào thực-tế, bạn phải qua một số lớp học sơ-cứu.

Các chương-trình đào-tạo sơ-cứu khác nhau ở mỗi vùng. Dưới đây là một vài chương-trình chính:

Việt-Nam[sửa]

Lưu-ý: các tác-giả chưa hề tham-gia khóa học sơ-cứu nào tại Việt-Nam. Thông-tin dưới đây được tìm thấy từ một số nguồn trên mạng có thể không chính-xác hoặc không đáp-ứng được nhu-cầu học-tập.

  • Dịch-vụ cấp-cứu ngoại-viện 115: nhận đào-tạo sơ-cứu nếu bạn yêu-cầu. [1]
  • Trung-tâm huấn-luyện sơ-cứu và phòng-chống thảm-họa: có các khóa học sơ-cứu ban-đầu [2]

Bắc-Mỹ[sửa]

  • Lifesaving Society: tổ-chức này ở Canada, đào-tạo sơ-cứu cho cứu-hộ-viên và quần-chúng.
  • Red Cross (Hội Chữ-Thập-Đỏ): đây là tổ-chức luôn dẫn đầu trong việc đào-tạo sơ-cứu ở Bắc-Mỹ.
  • St. John Ambulance: đào-tạo sơ-cứu cho quần-chúng, có các khóa-học nâng-cao.
  • Canadian Ski Patrol: đào-tạo sơ-cứu cho nhân-viên tuần-tra vùng trượt tuyết, quần-chúng.
  • Heart and Stroke Foundation of Canada
  • Các chương-trình đào-tạo khác: Có rất nhiều công-ty chuyên đào-tạo sơ-cứu tại Bắc-Mỹ.
  • Nhiều dịch-vụ cấp-cứu, chữa cháy nhận đào-tạo sơ-cứu cho những ai quan-tâm. Liên-hệ với Emergency Services Station ở địa-phương để biết thêm chi-tiết.

Vương-quốc Liên-hiệp Anh và Bắc Ireland[sửa]

  • British Red Cross: thuộc Phong-trào Chữ-thập-đỏ và Trăng-lưỡi-liềm-đỏ quốc-tế, có các chương-trình đào-tạo sơ-cứu miễn-phí cho người dân (như trong công-sở, trường-học,...) cũng như các chương-trình có thu phí.
  • St John Ambulance: SJA cũng là một trong những tổ-chức chính đào-tạo sơ-cứu ở Anh.

Các trình-độ cao hơn[sửa]

Những ai quan-tâm đến sơ-cứu có thể đạt được trình-độ chăm-sóc y-tế cao hơn khi tham-gia vào các lớp nâng-cao tổ-chức bởi Emergency Medical Services ở địa-phương. Các trình-độ này bao-gồm (lưu-ý rằng các khóa đào-tạo theo trình-độ dưới đây là ở Bắc-Mỹ và nước Anh. Chúng tôi không chắc có những lớp tương-tự tại Việt-Nam ở thời-điểm viết quyển sách này):

  • Phản-ứng-viên (first responder) - các lớp đào-tạo trình-độ này thường nhắm vào những người có nghiệp-vụ đặc-biệt, như cảnh-sát,... Tuy-vậy, trong một-số lĩnh-vực, người thường cũng có thể trở thành phản-ứng-viên, được đào-tạo để xử-lý tình-huống trước khi xe cấp-cứu đến.
  • Chuyên-viên cấp-cứu y-tế (emergency medical technician, viết tắt EMT) - Phần-lớn các dịch-vụ cấp-cứu trên thế-giới yêu-cầu nhân-viên của mình có trình-độ EMT hoặc tương-đương. Các kỹ-năng có thể học được thêm ở trình-độ này tùy thuộc vào chương-trình đào-tạo, nhưng phần lớn sẽ có các chủ-đề như cấp-cứu xương-sống, hồi-sức và di-chuyển nạn-nhân. Ở rất nhiều nước, sơ-cứu-viên có thể đạt được trình-độ này thông qua các khóa học sơ-cứu tại các tổ-chức tình-nguyện hoặc qua đào-tạo riêng.
  • Á-sĩ (paramedic) - thường thì á-sĩ là trình-độ cao nhất của một nhân-viên y-tế trên xe cấp-cứu. Á-sĩ thường mang theo những thứ như thuốc để tiêm vào tĩnh-mạch, bộ dụng-cụ đặt nội khí-quản .v.v.... Hiếm khi người thường có thể đạt tới trình-độ này. Ở nhiều nước, trình-độ á-sĩ được bảo-vệ, có nghĩa là một người không đủ trình-độ y-tế mà tự nhận mình là á-sĩ có thể bị khởi-tố.

Các chú-thích[sửa]

  1. Đào-tạo kỹ-thuật sơ-cấp-cứu ban-đầu
  2. Trung-tâm huấn-luyện sơ-cứu và phòng-chống thảm-họa