Sách trung dung/Trung dung

Tủ sách mở Wikibooks
1

天 命 之 謂 性 , 率 性 之 謂 道 , 修 道 之 謂 教.

Thiên mệnh chi vị tính; suất tính chi vi đạo, tu đạo chi vị giáo.
Mệnh Trời gọi là “tính”, phát triển thuận theo “tính” gọi là “đạo”, tu dưỡng theo “đạo” gọi là “giáo”.


道 也 者 不 可 須 臾 離 也; 可 離 非 道 也; 是 故 君 子 戒 慎 乎 其 所 , 不 睹, 恐 懼 乎 其 所 不 聞, 莫 見 乎 隱, 莫 顯 乎 微, 故 君 子 慎 其 獨 也.

Đạo dã giả bất khả tu du ly dã; khả ly phi đạo dã; thị cố quân tử giới thận hồ kỳ sở bất đổ, khủng cụ hồ kỳ sở bất văn, mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi; cố quân tử thận kỳ độc dã.
Đạo là cái không thể xa rời dù chỉ trong chốc lát . Nếu có thể xa rời được, thì đã không phải là đạo. Bởi thế, quân tử phải cảnh giác thận trọng ở chỗ người không nhìn thấy, lo lắng sợ hãi ở chỗ người không nghe thấy. Chẳng có gì rõ hơn vật che giấu, chẳng có gì hiển lộ hơn những việc nhỏ bé. Cho nên người quân tử đặc biệt phải thận trọng


喜, 怒, 哀, 樂 之 未 發, 謂 之 中; 發 而 皆 中 節 謂 之 和. 中 也 者, 天 下 之 大 本 也, 咊 也 者, 天 下 之 逹 道 也. 致 中 和: 天 地 位 焉, 萬 物 育 焉.

Hỷ, nộ, ai, lạc chi vị phát, vị chi trung; phát nhi giai trúng tiết vị chi hoà. Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã; hoà dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hoà: thiên địa vị yên, vạn vật dục yên.
Mừng, giận, buồn, vui khi chưa biểu hiện ra, gọi là “Trung” . Biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ mức độ, thì gọi là “Hoà”. Trung là gốc lớn của thiên hạ, hoà là đạo lí thông đạt trong thiên hạ. Gắng sức đạt tới trung hoà, thì trời đất có được vị trí thoả đáng, muôn vật được phát sinh sinh trưởng.
2

仲 尼 曰: 君 子 中 庸, 小 人 反 中 庸, 君 子 之 中 庸 也, 君 子 而 時 中; 小 人 之 反 中 庸 也, 小 人 而 無 忌 憚 也.

Trọng Ni viết: Quân tử trung dung, tiểu nhân phản trung dung; quân tử chi trung dung dã, quân tử nhi thì trung; tiểu nhân chi phản trung dung dã, tiểu nhân nhi vô kỵ đạn dã.
Trọng Ni nói : Người quân tử thì trung dung, kẻ tiểu nhân thì phản trung dung. Người quân tử trung dung, là vì người quân tử (lời nói cũng như việc làm) luôn luôn ở vào vị trí thích đáng vừa phải. Kẻ tiểu nhân phản trung dung, là vì kẻ tiểu nhân không biết kiêng nể điều gì (nên cứ làm bừa).
3

中 庸 其 至 矣 乎! 民 蘚 能 久 矣.

Trung dung kỳ chí hỹ hồ! Dân tiển năng cửu hỹ.
Đạo trung dung thật là tuyệt vời! Dân chúng đã rỏ từ lâu mà ít ai làm được.
4

子 曰: 道 之 不 行 也,我 知 之 矣; 知 者 過 之,愚 者,不 及 也.道 之 不 明 也,我 知 之 矣;賢 者 過 之,不 肖 者,不 及 也; 人 莫 不 飮 食 也,蘚 能 知 味 也.

Tử viết: Đạo chi bất hành dã, ngã tri chi hỹ; trí giả quá chi, ngu giả bất cập dã. Đạo chi bất minh dã, ngã tri chi hỹ; hiền giả quá chi, bất tiếu giả, bất cập dã; nhân mạc bấ ẩm thực dã, tiển năng tri vị dã.
Khổng Tử nói: Nguyên nhân khiến Đạo không thực hành được , người trí thì thái quá, kẻ ngu thì bất cập. Nguyên nhân khiến đạo chẳng được người đời biết đến .Người hiền thì thái quá, kẻ bất tiếu thì bất cập. Người ta ai không ăn không uống, nhưng rất ít người biết được mùi vị.
5

子 曰: 道 其 不 行 矣 夫.

Tử viết: Đạo kỳ bất hành hỹ phù.
Khổng Tử nói: “Đạo có lẽ không thi hành được”!
6

子 曰: 舜 其 大 知 也 輿.舜 好 問 而 好 察 邇 言,隱 惡 而 揚 善,執 其 両 端,＀ 用 其 中 於 民,其 斯 以 爲 舜 乎?

Tử viết: Thuấn kỳ đại trí dã dư! Thuấn hiếu vấn nhi hiểu sát nhĩ ngôn, ẩn ác nhi dương thiện, chấp kỳ lưỡng đoan, dụng kỳ trung ư dân, kỳ tư dĩ vi Thuấn hồ?
Khổng Tử nói: “Thuấn có lẽ là bậc đại trí vậy! Thuấn ham học hỏi , khéo xem xét những lời nói , che lấp những điều sai lầm , phát huy những điều đứng đắn tốt lành . Nắm lấy hai phía đối lập, chọn lấy cái đúng đắn thích hợp mà vận dụng, đó là cái cách để Thuấn trở thành Thuấn chăng?“
7
8
9
10
11
11
12

君 子 之 道 費 而 隱. 夫 婦 之 愚 可 以 與 知 焉. 及 其 至 也, 雖 聖 人 亦 有 所 不 知 焉. 夫 婦 之 不 肖 可 以 能 行 焉. 及 其 至 也, 雖 聖 人 亦 有 所 不 能 焉.天 地 之 大 也, 人 猶 有 所 撼. 故 君 子 語 大, 天 下 莫 能 載 焉, 敔 小,天 下 莫 能 破 焉.

詩 云: 鳶 飛 戾 天, 魚 躍 于 淵. 言 其 上 下 察 也.

Đạo của người quân tử thật rộng lớn nhưng cũng rất vi diệu khó xét. Dẫu là những người ngu dốt trong đám đàn ông, đàn bà bình thường, cũng có thể biết được phần nào. Còn như đến đỉnh điểm của nó, thì dẫu thánh nhân cũng còn có điều không biết. Dẫu là những người kém cỏi trong đám đàn ông, đàn bà bình thường, cũng có thể thi hành được phần nào. Còn như đến đỉnh điểm của nó, thì dẫu thánh nhân cũng còn có điều không làm được. Rộng lớn như trời đất, mà người ta còn cảm thấy có chỗ không vừa ý. Cho nên đạo của người quân tử, nếu nói chỗ lớn, thì trong thiên hạ chẳng có gì có thể bao chứa được nó; nếu nói chỗ nhỏ, thì trong thiên hạ chẳng có gì có thể tách chia được nó.
Kinh Thi nói: “Con diều bay lên trời cao, con cá lặn xuống vực sâu”. Tức là nói cả trên trời, dưới đất vậy.


24