Các đời vua Việt Nam/Nhà Tây Sơn

Tủ sách mở Wikibooks
  Thái Đức Hoàng đế(1771 – 1788) : năm 1771, Nguyễn Nhạc cùng 2 người em của mình là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn. Đến năm 1788 khởi nghĩa thắng lợi, Nguyễn Nhạc tự xưng là Thái Đức Hoàng Đế lập ra nhà Tây Sơn. 
  Quang Trung Hoàng đế/ Tây Sơn vương(1788 – 1792) : tình hình trong thời kỳ này rất rối ren phức tạp. Hậu duệ của chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh – con của Nguyễn Phúc Luân, vẫn còn muốn lấy lại cơ nghiệp của các chúa Nguyễn nên sau khi chạy thoát đã cầu viện vua Xiêm mang quân sang đánh với nhà Tây Sơn năm 1784. Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã cho phục binh ở Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan liên minh Xiêm – Nguyễn. Năm 1786 khi chưa được lệnh anh là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đã tự ý đem quân đánh Bắc Hà lật đổ họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Lúc này nảy sinh mâu thuẫn giữa anh em nhà Tây Sơn. Năm 1788, Lê Chiêu Thống đã “cõng rắn cắn gà nhà” chạy sang cầu viện quân Thanh đêm 29 vạn quân về chiếm Thăng Long. Trong tình cảnh này Nguyễn Huệ buộc phải lên ngôi Hoàng đế, tức Quang Trung Hoàng đế. Sau đó với tài năng quân sự kiệt xuất của mình Quang Trung đã chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Nguyễn Nhạc lúc này xưng là Tây Sơn vương. 
  Cảnh Thịnh (1793 – 1802) : năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà bỏ lại nhiều hoài bão chưa hoàn thành, con thứ là Nguyễn Quang Toản lên ngôi, tức Cảnh Thịnh. Lúc này nội bộ trong triều rối ren, họa ngoại thích luôn rình rập. Năm 1793, Nguyễn Ánh đem quân đánh Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc cầu viện Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh đem quân đánh Nguyễn Ánh và chiếm luôn Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc uất hận mà qua đời. Năm 1802, Cảnh Thịnh bị Nguyễn Ánh đánh bại, bị bắt và dùng cực hình xử tử, kết thúc triều đại Tây Sơn oanh liệt. Cũng từ đây đất nước lại thống nhất về một mối và mở ra triều đại mới, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam – nhà Nguyễn.