Sơ cứu/Quản lý đường dẫn khí
Quản lí đường dẫn khí
[sửa]Quản lí đường dẫn khí là quá trình đảm bảo rằng:
- có đường dẫn từ phổi ra môi trường ngoài
- phổi được an toàn
Phương pháp thủ công
[sửa]Đầu nghiêng - cằm nâng
[sửa]Cách đơn giản để giữ đường dẫn khí thông thoáng khi nạn nhân bất tỉnh là thực hiện kĩ thuật đầu nghiêng - cằm nâng, qua đó giúp nâng lưỡi lên từ phía sau cổ họng.
Đẩy hàm
[sửa]ILCOR không còn ủng hộ cách này, ngay cả khi nạn nhân còn sống. Nếu không có nguy cơ chấn thương cột sống cổ thì nên sử dụng kĩ thuật đầu nghiêng - cằm nâng vì nó dễ dàng thực hiện hơn.
Canun miệng hầu
[sửa]Có nhiều cách nhân tạo để giữ một đường thông thoáng từ miệng/mũi đến phổi.
Canun miệng hầu có tác dụng ngăn không cho lưỡi làm tắc nghẽn đường dẫn khí. Khi lắp đúng canun miệng, sơ cứu viên không cần phải tách đường dẫn khí nữa, tuy nhiên, nôn ra máu, chất nôn, và dịch cơ thể khác vẫn có thể xảy ra.
Chỉ được lắp canun miệng hầu khi nạn nhân hoàn toàn bất tỉnh hoặc không có phản xạ sặc. Nếu sau khi lắp mà nạn nhân sặc thì ngay lập tức tháo canun ra.
Cách sử dụng và chống chỉ định
[sửa]Kích thước chính xác được đo bằng khoảng cách từ dái tai đến khóe miệng nạn nhân. Canun sau đó được đưa vào miệng nạn nhân và được để lộn ngược. Khi canun chạm đến phần sau của cổ họng, xoay 180 độ lại, điều này giúp dễ đưa canun vào hơn và bảo đảm lưỡi được cố định. Xác định kích thước là rất quan trọng, vì phần cuối của canun phải ép sát vào môi để giúp cố định.
Để tháo canun ra, chỉ kéo nó ra theo hướng cong của lưỡi, không cần xoay gì cả.
Lắp canun cho nạn nhân không có nghĩa là tư thế phục hồi có thể thay thế, vì canun không hoàn toàn ngăn ngừa sự thải bỏ dịch cơ thể (máu, chất nôn, dịch não tủy,...) hoặc đóng thanh môn.
Những nguy cơ gây nguy hiểm của canun là:
- nếu nạn nhân có phản xạ sặc, họ có thể nôn mửa
- nếu canun quá lớn, nó có thể đóng thanh môn, nghĩa là đóng đường dẫn khí
- kích thước không phù hợp có thể gây xuất huyết đường dẫn khí.
Canun mũi hầu
[sửa]Trong trường hợp nạn nhân đã bất tỉnh nhưng có phản xạ sặc, canun mũi hầu có thể được sử dụng để duy trì đường dẫn khí thông thoáng. Đường dẫn khí có nhiều kích thước khác nhau, vì cơ thể mỗi người là khác nhau, vì vậy phải thực hiện đo đường dẫn khí.
Kích thước chính xác được xác định bằng khoảng cách từ chân mũi đến dái tai. Đưa phần canun được vót hơi nhọn vào lỗ mũi cho đến khi toàn bộ canun vào được khoang mũi nạn nhân. Canun cũng nên được bôi trơn, sử dụng chất bôi trơn dạng nước trước khi đưa vào, nhằm tránh thiệt hại cho đường thở bằng mũi khi đưa vào. Một số trường hợp sẽ có chảy máu, do sự chèn ép các mao mạch mũi, tuy nhiên, nó không đe dọa tính mạng.
Chống chỉ định
[sửa]- Trường hợp tổn thương cột sống nặng/chấn thương đầu (nguy cơ rò rỉ dịch não tủy hoặc CFS)
Túi-van-mặt nạ (TVM)
[sửa]Xem thêm:Quản lí oxi Một túi-van-mặt nạ (còn gọi là túi Ambu) là một thiết bị cầm tay dùng để thông khí cho nạn nhân ngưng thở. Thiết bị này tự động lấp đầy không khí, mặc dù có thể kết nối với một hệ thống cung cấp oxi.
Sử dụng TVM cho nạn nhân khi nạn nhân ngưng thở hoặc thở gấp. TVM được sử dụng để thông khí cho nạn nhân, và được ưu tiên hơn cơ chế sơ cứu miệng - miệng với nạn nhân (hoặc trực tiếp, hoặc thông qua mặt nạ.)
Cấu tạo
[sửa]TVM có một bong bóng chứa không khí, kích thước bằng quả bóng bầu dục, được nối với một mặt nạ thông qua một van. Khi buồng khí hay "túi" bị ép, thiết bị sẽ tống không khí vào phổi nạn nhân, khi buồng khí được thả ra, nó sẽ tự lấp đầy không khí. TVM có thể sử dụng không khí từ môi trường ngoài, tuy nhiên, theo khuyến nghị thì sử dụng hệ thống cung cấp oxi lại tốt hơn, vì như sẽ tăng lượng oxi đến phổi nạn nhân. Một số thiết bị cũng có chỗ chứa để lấp đầy không khí khi nạn nhân thở ra, làm tăng lượng oxi đến phổi nạn nhân lên gấp đôi. TVM thường sẽ có van để ngăn nạn nhân thở lại không khí đã thải ra.
TVM có các kích cỡ khác nhau, dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Một số TVM chỉ có thể sử dụng một lần, nhưng phần lớn sau khi được làm sạch, khử trùng thì có thể sử dụng lại.
Sử dụng
[sửa]TVM dẫn khí chứa trong buồng khí thông qua van một chiều khi được nén bởi sơ cứu viên, sau đó khí sẽ được truyền tới mặt nạ, đường dẫn khí và tới phổi nạn nhân. Để thực sự hiệu quả, TVM phải cung cấp được từ 700 đến 1000 ml không khí vào phổi nạn nhân, nhưng nếu sử dụng hệ thống cung cấp oxi, và lồng ngực nạn nhân nâng lên hạ xuống (chứng tỏ không khí đến phổi là đủ) thì khoảng 400-600 ml vẫn là đủ. Nén buồng khí mỗi 5 giây cho người lớn và mỗi 3 giây đối với trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ cung cấp đủ khí (khoảng 12 lần/phút với người lớn và 20 lần/phút với trẻ sơ sinh và trẻ em).
Sơ cứu viên chuyên nghiệp sẽ được đào tạo để lắp mặt nạ sao cho khít với mặt nạn nhân, để không khí sẽ được truyền vào phổi, chứ không phải ra môi trường ngoài nếu không khít. Phương pháp để đảm bảo việc này cần hai sơ cứu viên: một người giữ mặt nạ khít với mặt nạn nhân và người kia nén buồng khí. Tuy nhiên, để sử dụng số lượng sơ cứu viên hợp lí hơn, thì sơ cứu viên sẽ dùng một tay ép mặt nạ vào mặt bằng cách ấn hai ngón tay mặt nạ, một ngón áp vào cằm nạn nhân, tay còn lại nén buồng khí.
Khi sử dụng TVM cũng như các thiết bị thông khí khác, luôn tồn tại nguy cơ quá nhiều khí vào phổi. Điều này có thể gây chấn thương do áp suất trong phổi, hoặc không khí tràn xuống dạ dày, gây chướng dạ dày, làm khó khăn trong khâu thông khí và nạn nhân có thể nôn mửa. Điều này có thể tránh bởi sự quan tâm phía sơ cứu viên và giữ đúng nhịp độ nén buồng khí. Ngoài ra, một số TVM có van được thiết kế để tránh khí ngập phổi, bằng cách ngăn luồng khí vào khi áp suất bên trong phổi đạt đến một mức nhất định, tuy nhiên trong những trường hợp như sốc phản vệ, thì sơ cứu viên nên lưu ý tăng áp suất lên nạn nhân.
Các thiết bị hút, súc
[sửa]Trong trường hợp nạn nhân nôn hoặc có các dịch cơ thể khác xuất hiện trong đường dẫn khí, các kĩ thuật như trên là không đủ. Sơ cứu viên được đào tạo bài bản trước tiên nên dùng các thiết bị hút hay súc rửa cho nạn nhân, tuy nhiên điều này không phải có thể xảy ra thường xuyên. Hãy đưa nạn nhân vào vị trí nửa nằm sấp khi không có sẵn thiết bị, để chất nôn hoặc dịch cơ thể sẽ ra ngoài, thay vì vào đường dẫn khí.