Bước tới nội dung

Sơ cứu/Dấu hiệu sinh tồn

Tủ sách mở Wikibooks

Mục đích

[sửa]

Là một phần của cuộc đánh giá nạn nhân, cũng như để chuẩn bị trong lúc những sự trợ giúp mà sơ cứu viên đã gọi tới, chính là kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân.

Nếu có thể, những đánh giá này nên được ghi chép để bạn có thể nắm rõ được sự thay đổi, và cũng để cung cấp thông tin cho đội cứu hộ. Lý tưởng nhất là nên ghi vào một báo cáo, dụng cụ có trong bất kỳ bộ sơ cứu. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi vào một mẩu giấy hoặc ghi lên găng tay sơ cứu cũng được

Đánh giá

[sửa]

Những dấu hiệu sinh tồn mà bạn phải tìm có liên quan đến những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Những dấu hiệu ấy bắt đầu từ đường dẫn khí, hô hấp, và tiếp tục với tuần hoàn, da, mức độ ý thức và phản xạ của đồng tử.

Hô hấp

[sửa]

Khi đang duy trì một đường dẫn khí thông thoáng, bảo đảm rằng nạn nhân đang thở và bắt đầu đếm tốc độ thở của nạn nhân. Cách đơn giản nhất để thực hiện việc này là đếm hơi thở của nạn nhân trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 15 đến 30 giây sẽ là tốt nhất), và sau đó nhân lên để tăng kết quả lên thành một phút. Khoảng thời gian đếm càng lâu, thì kết quả càng chính xác, tuy nhiên, nếu bạn không muốn nạn nhân trò chuyện, và điều quan trọng là bạn không nên nói với nạn nhân rằng bạn đang đánh giá nhịp thở của họ (vì cả hai việc ấy sẽ ảnh hưởng đến việc thở), vì thế nên rút ngắn thời gian đánh giá để giảm sự lo lắng cho nạn nhân.

Ngoài tốc độ thở, bạn nên lưu ý về việc hơi thở sâu hay gấp, và điều quan trọng nhất là liệu nó có liên tục hay không. Nếu không liên tục, thì hãy cố gắng tìm ra một sự tuần hoàn (như là thở chậm, đột nhiên thở gấp, rồi thở chậm lại). Cũng nên lưu ý việc thở khò khè vì nó là một dấu hiệu hen suyễn, và có chất lỏng trong cổ họng và phổi.

Tuần hoàn

[sửa]

Trong các phần đánh giá cơ bản, thường trong phần kiểm tra tuần hoàn không bao gồm việc tim có đập không, (vì cứ giả định như nạn nhân vẫn còn thở, thì tim vẫn còn đập, và ngược lại, nạn nhân tắt thở thì tim ngưng đập) thì việc quan trọng là kiểm tra những nạn nhân còn thở để đánh giá sự lưu thông, tuần hoàn của họ.

Hai phần kiểm tra chính là:

  • Mao mạch - Mao mạch là mạch máu nhỏ nhất, và có nhiệm vụ đưa máu đến từng mô cơ thể. Nếu huyết áp quá thấp, thì số lượng máu đổ vào mao mạch sẽ không đủ. Cần phải kiểm tra lượng máu nạp vào mao mạch ngay lập tức nếu nạn nhân có chấn thương trực tiếp vào các chi. Kiểm tra bằng cách cầm tay nạn nhân và đặt ở vị trí sao cho tay nạn nhân cao hơn tim, sau đó cấu mạnh khoảng một giây vào nền móng. Việc này sẽ đẩy hết máu ra, và phần này sẽ có màu trắng. Nếu tay nạn nhân hồng trở lại nhanh (nếu nạn nhân thực sự khỏe mạnh, thì nó có thể sẽ trở lại màu hồng trước khi bạn bỏ tay ra), thì nạn nhân bình thường. Nạn nhân có hệ tuần hoàn kém, như người cao tuổi và những nạn nhân bị lạnh, sẽ không có khả năng nạp máu cho mao mạch vì không đủ lưu lượng máu, làm cho việc kiểm tra này kém hiệu quả. Thời gian bình thường để cho nền móng trở lại màu hồng là không quá hai giây, nếu quá hai giây mà màu hồng chưa trở lại, thì bạn hãy kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp ngay lập tức.
  • Kiểm tra mạch- Đối với một sơ cứu viên, có thể kiểm tra xem tim có đập hay không dựa vào kiểm tra mạch. Trên cơ thể con người, có 3 vị trí chính có thể kiểm tra mạch là:
Kiểm tra động mạch cảnh.
    • Động mạch quay – Đây là vị trí mà sơ cứu viên sẽ dễ dàng bắt mạch nhất đối với những nạn nhân tỉnh táo, vì nó không mang tính chất xâm phạm và cũng tương đối dễ tìm. Mạch ấy nằm ở cổ tay, (trên xương cổ tay). Để bắt mạch này, lật ngửa lòng bàn tay nạn nhân, dùng hai ngón tay (KHÔNG được dùng ngón cái, vì bản thân nó cũng là một mạch), và ở phần có ngón cái của nạn nhân, bạn sẽ thấy một phần xương dạng tròn (má bàn tay), thì di chuyển tay từ đó xuống 1 – 2cm, xuống phần trũng xuống của xương, và ấn nhẹ hai ngón tay, bạn sẽ cảm thấy được mạch. Bắt mạch ở vị trí này là một kĩ năng đòi hỏi sự luyện tập, vì thế hãy tập luyện việc này thường xuyên. Nếu bạn không bắt được mạch ở một nạn nhân ốm yếu, xanh xao thì phải ngay lập tức tìm sự giúp đỡ y tế chuyên nghiệp.
    • Động mạch cảnh – Đây là động mạch chính, để cung cấp máu cho khu vực đầu và não, và nằm ở cổ. Vị trí này tốt nhất được bắt mạch đối với nạn nhân bất tỉnh, hoặc không tìm thấy động mạch quay, (vì động mạch cảnh nằm gần tim hơn, nên nó sẽ mạnh hơn động mạch quay). Để bắt mạch ở vị trí này, dùng hai ngón tay và ấn nhẹ một trong hai bên lề của khí quản, đối với nam giới sẽ là ngang hàng với yết hầu, và trong khoảng mà yết hầu sẽ nằm đối với nữ giới.
    • Động mạch chân – Động mạch này có thể được tìm thấy ở những vị trí khác nhau ở chân, và thường chỉ bắt mạch ở vị trí này khi nạn nhân thương tổn trực tiếp ở chân như gãy chân, thì bắt mạch để biết máu có đang chảy xuống chân hay không.

Khi bắt mạch bạn cũng nên lưu ý đếm nhịp mạch (cũng được coi là nhịp tim). Điều này thực hiện dễ thực hiện nhất bằng cách đếm số lần đập của mạch trong 15 giây, rồi nhân cho 4. Bạn cũng nên lưu ý xem nhịp mạch bình thường hay có vấn đề.

Da

[sửa]

Liên tới tuần hoàn là việc kiểm tra màu sắc của da. Những thay đổi ở hệ tuần hoàn có thể chuyển đổi màu da, và sơ cứu viên nên lưu ý nếu da ửng đỏ, nhợt nhạt, tái mét, hoặc có hơi xanh xao.

Cũng nên lưu ý nếu da lạnh, bóng nhẫy hoặc khô, và những thông tin ấy nên được chuyển tới đội cứu hộ chuyên nghiệp.

Độ tỉnh

[sửa]

Sơ cứu viên có thể tiếp tục dùng thang TACK để đánh giá nạn nhân nếu có bất kì sự thay đổi nào về độ tỉnh của họ. Để nhắc lại, thang TACK là:

Tỉnh
Phản hồi với Âm thanh
Phản hồi với Chạm
Không phản hồi

Đồng tử

[sửa]

Một số thông tin có giá trị có thể đạt được dựa vào quan sát đồng tử (con ngươi) của nạn nhân. Vì thế, mỗi sơ cứu viên nên mang theo một đèn pin nhỏ.

Tốt nhất là con ngươi đối xứng hai bên, phản ứng với ánh sáng như sau:

Con ngươi
Đối xứng,
Phản ứng với
Ánh sáng

Vì thế, có thể nhớ vắn tắt là ĐẠP XE (ĐAP C – ĐẠP XÊ – ĐẠP XE) Để kiểm tra con ngươi, hãy nói nạn nhân nhìn thẳng vào mắt bạn, và quan sát xem hai con ngươi có cùng kích thước và hình dạng không (lưu ý với những người có thể bị mù ở một bên mắt, hoặc đeo kính áp tròng, tuy nhiên họ sẽ thường nói với bạn các điều ấy).

Để kiểm tra xem con ngươi có phản ứng không, dùng đèn pin và yêu cầu nạn nhân nhìn vào mũi mình. Tạm thời (trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 5 giây) che mắt họ để không nhìn thấy các nguồn sáng khác (như ánh mặt trời, đèn,…) và bật đèn pin lên, di chuyển sang gần mắt họ và quan sát sự thay đổi kích thước đồng tử. Phản ứng bình thường sẽ là con ngươi sẽ rút nhỏ lại nhanh chóng khi có ánh sáng chiếu vào mắt. Làm tương tự với bên mắt kia.

Nếu hai con ngươi đối xứng, phản ứng bình thường với ánh sáng, thì hãy ghi xuống báo cáo của bạn là ĐAP C, nếu không thì ghi rõ những gì bạn không, hoặc có thấy.