Sơ cứu/Chấn thương hệ cơ xương
Giao diện
< Sơ cứu
Bong gân hay gãy xương?
[sửa]Bong gân, căng cơ, trật khớp, và gãy xương đều có các triệu chứng tương tự nhau. Sẽ rất khó để phân loại các loại chấn thương như thế, vì thế, sơ cứu viên không cần phân loại chấn thương, vì chúng đều được điều trị như nhau.
Nếu nạn nhân có bất kì triệu chứng nào dưới đây, thì sơ cứu viên sẽ tiếp tục điều trị cho chấn thương cơ và xương.
- Biến dạng tại vị trí chấn thương
- Có tiếng động khi di chuyển chấn thương (thường đi kèm với đau đớn). (Tuyệt đối không được kiểm tra điều này! , việc này nạn nhân nên nói với sơ cứu viên).
- Bầm và sưng
- Không bắt được mạch ở vị trí chấn thương
- Không sử dụng hoàn chỉnh bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng
Nếu chấn thương có vẻ nghiêm trọng, thì sơ cứu viên sẽ triệu hồi xe cứu thương.
Điều trị
[sửa]Điều trị cho chấn thương cơ, xương và khớp có thể nhớ bằng cụm viết tắt "4N ".
- N ghỉ - Nghỉ ngơi là điều rất quan trọng với các chấn thương phần mềm, đối với điều trị ngắn hạn cũng như lâu dài.
- N ằm im – Bong gân, căng cơ, trật khớp có thể đeo băng, gãy xương có thể nẹp hoặc đeo băng.
- N hiệt – Đá lạnh nên dùng để chườm liên tục, chừng 10 – 20 phút một lần. Để tránh các vấn đề về nhiễm trùng, nên dùng một mảnh vải sạch bọc quanh các viên đá.
- N âng – Nếu được, thì hãy nâng chấn thương lên cao để tránh bầm và sưng cục bộ, tuy nhiên, nếu việc nâng gây đau đớn cho nạn nhân thì không thực hiện bước này.
Trở về mục lục
Chương tám: Chấn thương xương & khớp
Chấn thương hệ cơ xương — Cố định — Chấn thương đầu & mặt — Tiềm ẩn chấn thương cột sống