Sơ cứu/Các bước sơ cứu ban đầu
Điều đầu tiên bạn nên làm trong bất cứ trường hợp nào mà cần đến sơ cứu đó là tuân theo quy tắc 3C: Coi và kiểm tra sơ, Cuộc gọi, Chăm sóc.
Để Coi và kiểm tra sơ nạn nhân, trước hết bạn nên khảo sát hiện trường xung quanh để đảm bảo sự an toàn. Bạn cần phải hết sức chú ý đến vị trí của anh/cô ấy khi bạn đến gần họ. Nếu trong quá trình giúp đỡ mà bạn làm cho nạn nhân đau hay có những triệu chứng tồi tệ hơn, thì đừng tiếp tục vì bạn có thể làm nạn nhân tồi tệ hơn. Sau đó, làm một cuộc khảo sát chung, bao gồm việc kiểm tra và xác định xem nạn nhân có đang trong trường hợp bất tỉnh hay không, đang thở, và mạch vẫn đập. Và một trong những thứ cần phải làm tiếp theo đó chính là kiểm tra xem nạn nhân có bị chấn thương ở phần đầu và cổ hay không. Điều này sẽ giúp bạn xác định được những bước thực hiện cần theo trình tự nào.
Sau khi kiểm tra nạn nhân, hãy chỉ định một người thực hiện Cuộc gọi cấp cứu theo số 1-1-5. Nếu bạn là người duy nhất ở đó ngoài nạn nhân, thì bạn hãy là người gọi cấp cứu. Hãy nói thật rõ vị trí hiện tại của bạn, tình hình hiện tại, và mô tả bệnh nhân. Ngoài ra, nếu được, bạn hãy cung cấp hướng đi đến vị trí hiện tại của bạn một cách nhanh nhất. Trong bước này, việc giữ bình tĩnh là một trong những điều quan trọng nhất.
Sau khi thực hiện Cuộc gọi, hãy Chăm sóc một cách thích hợp cho đến khi trung tâm cấp cứu đến và làm phần việc còn lại. Hãy đặc biệt lưu ý tới các dấu hiệu và triệu chứng sốc của nạn nhân, nếu có.
Điều quan trọng là hãy cố gắng bình tĩnh và tập trung để bạn có thể chăm sóc tốt nhất có thể cho nạn nhân.
Những điều quan trọng
[sửa]Bảo vệ chính bạn
[sửa]Sơ cứu viên không bao giờ phải tự đặt mình vào những tình huống nguy hiểm. Nhớ rằng, bạn không thể nào giúp một nạn nhân nếu bạn biến chính mình thành nạn nhân.
Khi được kêu đến giúp, sơ cứu viên phải tiến hành các bước tự bảo vệ cho mình trước rồi sau đó đánh giá tình hình. Chỉ khi các bước trên hoàn tất, việc sơ cứu mới có thể bắt đầu.
Sự an toàn cho chính bạn vượt lên trên mọi thứ khác. Trước khi bước vào hiện trường, hãy đeo các thiết bị phòng hộ, đặc biệt là găng tay không thấm nước. Luôn nhớ: Đến Gần thì phải Đeo Găng.
Khi tiếp cận hiện trường, bạn cần phải lưu ý các mối nguy hiểm đến bạn - sơ cứu viên, hoặc đến nạn nhân. Các mối nguy này có thể dễ nhận ra như giao thông, khí ga, rò rỉ hóa học, những thiết bị điện, những công trình đang cháy hoặc các vật rơi xuống. Trong khi nhiều khóa học sơ cứu tập trung vào những mối nguy dễ nhận ra kể trên, thì điều quan trọng không kém là bạn không nên quên rằng những sự việc hàng ngày cũng có thể là một mối nguy (ví dụ như khí ga đang cháy, thì khi tiếp cận nạn nhân có thể dẫn tới bị bỏng do hơi nóng)
Ngoài những yếu tố nguy hiểm trên thì cũng còn một yếu tố có thể đe dọa bạn là con người. Có thể có những người xung quanh đứng chắn, chặn đường, nạn nhân không chịu hợp tác, hoặc những kẻ gây rối ở khu vực lân cận, kẻ có thể đã gây nên thương tổn cho nạn nhân. Nếu bạn gặp phải những yếu tố nguy hiểm này, thì hãy rút lui và chờ cảnh sát tiếp cận tình hình.
Một khi bạn đã đánh giá xong độ nguy hiểm của hiện trường thì bạn nên tiếp tục lưu ý đến những sự thay đổi của tình hình và môi trường xung quanh mà có thể gây nguy hiểm cho bạn hay cho nạn nhân, cho đến khi bạn rời khỏi đó mới thôi.
Nếu có những mối nguy hiểm đặc biệt mà bạn không thể nào giảm thiểu được (như vật nặng rơi xuống, một kẻ tấn công, hay một tòa nhà cháy...) thì hãy TRÁNH XA và gọi điện cho các dịch vụ khẩn cấp. nhớ rằng không bao giờ được đặt bản thân bạn vào nguy hiểm.
Chuyện gì đã xảy ra?
[sửa]Khi bạn đi đến hiện trường, mục tiêu của bạn là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những gì đã xảy ra. Cố gắng "vẽ" lại trong đầu bạn các tình huống. Những chi tiết bạn quan sát có thể giúp bạn trong việc sơ cứu nạn nhân, nhất là trong những chấn thương và bệnh tình không rõ ràng.
Đánh giá và quan sát Hiện trường - Bạn đang ở đâu? Có những cửa hàng, câu lạc bộ, những tòa nhà,... ở quanh đây? Có những thứ hay vật gì ở xung quanh đây có thể đã gây nên thương tích hay không? Khu vực quanh đây có lưu lượng xe cơ giới nhiều không? Khu vực này có phải nằm trong vùng nổi tiếng về tệ nạn xã hội hay không? Bây giờ là mấy giờ? Điều kiện thời tiết hiện tại như thế nào?
Tìm kiếm những Manh mối - Những điều có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây ra chấn thương/bệnh tật. Chúng có thể rõ ràng ngay trước mắt (như một lọ thuốc rỗng nằm bên nạn nhân) hoặc khó nhận ra (như những mảnh vỏ sò, tôm, cua, ghẹ,... rất nhiều người dị ứng với những thứ này).
Lấy một ít Lịch sử - Nếu quanh đó có ai đã chứng kiến sự việc, hãy hỏi họ "Bạn có thấy những gì vừa xảy ra không?" để biết về vụ việc đã xảy ra như thế nào, "Nạn nhân đã bị như thế này trong bao lâu rồi?" để biết về khoảng thời gian sự việc đã xảy ra, nhưng nhớ hãy làm việc đấy và sơ cứu nạn nhân cùng một lúc.
Hãy Lắng nghe - Trong khi sơ cứu nạn nhân bạn có thể nghe được một vài thông tin trong đám đông. Một ví dụ nhỏ là việc một cụ già té trên vỉa hè, thì khi bạn tiếp cận hiện trường, bạn có thể nghe thấy mọi người thì thầm rằng "Cụ ấy đang đi một cách run rẩy rồi tự nhiên khuỵu xuống", nhưng bạn không nhìn thấy người đã nói câu ấy. Bạn nên lưu tâm về mọi thông tin như thế vì nhiều khi bạn không thể hỏi trực tiếp hoặc những người xung quanh không muốn liên quan. Ghi nhớ những gì đã nghe và tiếp tục sơ cứu.
Độ tỉnh
[sửa]Một khi bạn đã chắc chắn rằng tình huống bạn sơ cứu không có hoặc có rất ít nguy hiểm thì bước tiếp theo là kiểm tra độ tỉnh táo của nạn nhân.
Việc này tốt nhất nên bằng một câu hỏi hoặc lời chào đại loại như:
"Xin chào, tôi đến đây để giúp bạn. Bạn thấy ổn trong người chứ?"
Kết quả tốt nhất là nạn nhân nhìn bạn và trả lời. Điều này có nghĩa là nạn nhân có phản hồi và tỉnh táo.
Trong sơ cứu, độ tỉnh được phân loại bằng cách sử dụng thang TACK (tiếng Anh: AVPU scale). TACK là viết tắt của bốn mức phản hồi: nạn nhân "Tỉnh", nạn nhân phản hồi với "Âm", phản hồi với "Chạm", hoặc tệ nhất là Không phản hồi".
Nếu nạn nhân nhìn bạn với vẻ tự nhiên, có khả năng giao tiếp (dù có thể các câu họ nói không mang ý nghĩa), và có vẻ như cử động được, thì họ ở mức Tỉnh.
Những điềm quan trọng để đánh giá mức độ phản ứng của nạn nhân là:
Mắt - Chúng có nhìn một cách tự nhiên không? Nó có vẻ nhìn xung quanh không? Nó có vẻ nhìn thấy bạn không? Nhìn chúng có vẻ "mơ màng" hay "đơ đơ" hay không?
Phản ứng với âm thanh - Họ có trả lời không? Họ có vẻ hiểu những gì bạn nói không? Họ có thể thực hiện các mệnh lệnh cơ bản, như "Mở mắt ra!" hay không? Trông họ có vẻ như biết họ đang ở đâu và chuyện gì xảy ra không?
Nếu như nạn nhân không tỉnh, nhưng bạn có thể kêu họ mở mắt, hoặc phản ứng một cách nào đó với mệnh lệnh miệng của bạn, ở mức phản hồi với Âm.
Nếu như nạn nhân không phản hồi với câu chào hay mệnh lệnh của bạn, bạn sẽ thử tìm sự phản hồi của họ bằng cách chạm. Cách đơn giản nhất là vỗ nhẹ/lay động vai nạn nhân. Có những cách khác, đau hơn, được sử dụng nếu lay vai mà nạn nhân vẫn chưa phản ứng, nhưng cũng có những hạn chế, nhất là khi áp dụng quá mức.
Trong số ấy, thì ba cách thông dụng nhất là:
- Chà xương ức - nắm tay lại, các khớp ngón tay chà đi chà lại lên xương ức nạn nhân.
- Ấn nền móng - nền móng là lớp da dưới móng tay, móng chân. Dùng phần phẳng của 1 cây bút hoặc một vật tương tự ấn sâu vào lớp da này.
- Nhéo tai - Dùng ngón cái và ngón trỏ nhéo hoặc vặn vành tai nạn nhân.
Nếu bất kì cách trên đều nhận được sự phản hồi (rên rỉ, mắt giật giật, hay sự cử động), thì họ có phản ứng với Chấn thương. Tuy nhiên, một số những người huấn luyện sơ cứu viên đều có ý kiến khác nhau về phương pháp này, nên tốt nhất là hãy hỏi huấn luyện viên sơ cứu của bạn (nếu có) về việc này.
Bất kì phản ứng mức T, A, C đều có nghĩa là nạn nhân còn một chút tỉnh táo. Nếu họ không tỉnh táo, bạn hãy luôn luôn triệu tập sự trợ giúp chuyên nghiệp bằng cách gọi xe cứu thương.
Nếu họ chỉ phản ứng với Âm thanh hay Chấn thương, thì hãy xem xét các tư thế phục hồi để giúp họ đảm bảo an toàn nếu họ cần ói.
Nếu họ không nằm ở mức T, A, C, thì có nghĩa là họ ở mức Không tỉnh táo, thì bạn sẽ phải kiểm tra nhanh chóng về hô hấp và tuần hoàn (đường thở, nhịp tim, mạch,...) (hay còn gọi là ABC). Những nạn nhân nằm ở mức K thường sẽ cần đến sự chăm sóc đặc biệt hơn ở mức khác, vì có thể chấn thương và bệnh tật hay cả hai đã làm họ không tỉnh táo, và vì một sự thật nữa là họ không thể cung cấp thông tin gì liên quan đến tình huống của họ.
TACK có thể được nhớ bằng bài thơ sau:
- Bệnh nhân có tỉnh không
- Gọi hỏi có biết không
- Có đáp ứng đau không
- Không tỉnh
Tóm tắt
[sửa]Cho tới bước này, một sơ cứu viên cần phải:
- G - Mang găng tay
- S - Tìm hiểu về lịch sử sự việc
- V - Nhìn quanh hiện trường để tìm vết tích của những gì đã xảy ra
- N - Kiểm tra mức độ nguy hiểm
- H - Kiểm tra sự phản hồi
- TACK - Thang đo mức độ phản hồi của nạn nhân.
Điều này có thể hiểu là: GS THACK VN, (Giáo sư Thắng về nhà)
Những bước tiếp theo
[sửa]Nếu nạn nhân đang trong trạng thái bất tỉnh, thì việc đầu tiên và quan trọng nhất mà sơ cứu viên phải làm đó là gọi xe cứu thương - bạn cần một sự trợ giúp mang tính chuyên nghiệp, cho dù nạn nhân đang thở hay đã ngưng. Sự chần chừ, chờ đợi sẽ là đe dọa mạng sống nạn nhân một cách không đáng. Nếu chỉ có mình bạn và một nạn nhân trưởng thành, thì hãy gọi ngay lập tức, ngay cả khi bạn phải để nạn nhân ở một mình. Đưa họ vào tư thế phục hồi sẽ giúp họ không bị nghẹt thở nếu họ có ói trong lúc bạn gọi xe cứu thương. Còn nếu chỉ có mình bạn và một nạn nhân nhỏ tuổi, tiếp tục việc coi và kiểm tra sơ nạn nhân; và hãy gọi một khi bạn chắc chắn được rằng nạn nhân có thở, hoặc ổn định sau 2 phút sử dụng kĩ thuật hồi sức tim-phổi (CPR). Nếu bạn không ở một mình, thì hãy chỉ định một người khác gọi cấp cứu, trong khi đó hãy tiếp tục công việc coi và kiểm tra sơ và chăm sóc nạn nhân.
Nếu có nhiều hơn một nạn nhân, thì sơ cứu viên phải ngay lâp tức xác định thứ tự sơ cứu các nạn nhân. Nói chung, thì sơ cứu viên nên tập trung vào những nạn nhân mà chấn thương của họ đe dọa đến tính mạng nhiều nhất. Một vài kĩ thuật phân loại bệnh nhân nên được áp dụng để đảm bảo được những nạn nhân có nhu cầu được sơ cứu nhiều nhất nhận được sự quan tâm đúng mức.
Điều trị
[sửa]Bước cuối cùng là thực sự điều trị nạn nhân hết khả năng của các sơ cứu viên - nhưng không bao giờ vượt quá điều này. Trong một số khu vực pháp lý, thì bạn có thể phải chịu một số trách nhiệm pháp lý nếu bạn làm quá khả năng của mình.
Sự diều trị phải luôn luôn tuân theo quy tắc 3G dưới đây:
- Giữ mạng sống
- Giảm chấn thương thêm
- Gia tăng khả năng bình phục
Rõ ràng, sự điều trị sẽ phụ thuộc vào từng tình hình cụ thể, nhưng hầu hếu các tình huống đều cần tới sự điều trị (như sốc). Mức độ chấn thương sẽ quyết định mức độ điều trị cần thiết.
Nguyên tắc đầu tiên, không gây thêm chấn thương là một phần thiết yếu trong quá trình sơ cứu. Đừng làm bất cứ thứ gì gây nên chấn chương không cần thiết, và làm cho chấn thương tồi tệ hơn, vì nếu làm vậy, thì kết quả có thể là nạn nhân sẽ chết.
Trở về mục lục
Chương ba: Coi – Cuộc gọi – Chăm sóc
Các bước sơ cứu ban đầu — A. Đường dẫn khí — B. Hô hấp — C. Ấn tim — D. Xuất huyết