Sâm ngọc linh/Hướng dẫn phân biệt sâm thật, giả!

Tủ sách mở Wikibooks

Tình trạng sâm Ngọc Linh giả và thật lẫn lộn như hiện nay đã khiến rất nhiều người mua dù đã bỏ ra số tiền rất lớn nhưng vẫn mua phải hàng kém chất lượng. Vì vậy, cách nhận biết sâm ngọc Linh giả chuẩn nhất sẽ giúp khách hàng có thêm kiến thức để lựa chọn loại sâm ngọc linh chất lượng.

Sâm Ngọc Linh thường được làm giả như thế nào?[sửa]

Sâm Ngọc Linh Kontum, Quảng Nam là thượng dược quý hiếm, mang nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Sâm Ngọc Linh hiện nay là thảo dược có giá thành rất cao.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, lượng sâm tự nhiên ngày càng khan hiếm, lượng sâm trồng cho sản lượng thu hoạch chưa nhiều dẫn đến tình trạng tràn lan sâm  ngọc linh giả trên thị trường.

Đã rất nhiều trường hợp phải uống gần hết 1kg sâm ngọc linh mà không thấy tác dụng hoặc có trường hợp phải nhập viện khẩn cấp khi chỉ nếm thử vài lát sâm ngọc linh.

Sâm Ngọc linh bị làm giả tràn lan

Theo Ths Lê Thanh Sơn (Viện Dược Liệu, Bộ Y tế) thì sâm ngọc linh giả hiện nay có đến 4-5 loại. Nếu dùng phải sâm giả sẽ có nguy cơ gây phồng rộp miệng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Các cách nhận biết sâm Ngọc Linh[sửa]

Với hiện trạng sâm Ngọc Linh giả tràn lan như hiện nay, người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức để nhận biết sâm Ngọc Linh thật, tránh tiền mất tật mang.

Theo Ths Lê Thanh Sơn, việc kiểm tra sâm Ngọc Linh bằng trực giác, khứu giác thông qua hình dáng, trọng lượng, kết cấu củ sâm, mùi vị sâm…sẽ giúp người mua khẳng định đến 80% loại sâm đó có đúng là sâm ngọc linh thật hay không.

Theo đó, loại sâm 1A chưa biết tên đã nêu ở trên có vị đắng gắt gấp nhiều lần sâm Ngọc Linh, hậu vị cũng đắng. Còn sâm Ngọc Linh ban đầu nếm sẽ hơi đắng nhưng càng về sau sẽ càng ngọt.

Thương hiệu sâm Việt Nam[sửa]

Tuy cây sâm Ngọc Linh đã thoát nguy cơ tuyệt chủng nhưng độ an toàn còn thấp và mức độ đe dọa vẫn ở bậc E trong sách đỏ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đang từng bước nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu với việc đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chính cho vùng cao, khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng để trồng sâm theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định một thương hiệu "sâm Việt Nam" như "sâm Triều Tiên", "sâm Trung Quốc", "sâm Nhật Bản", "sâm Mỹ". Cùng với hướng mở rộng diện tích trồng sâm là sự nghiêm cấm khai thác khi cây sâm còn non, chưa đủ 6 tuổi, và các nhà khoa học cũng đồng thời tiến hành nghiên cứu thăm dò tại những vùng núi khác có khí hậu, cao độ tương đương thuộc Trung Trung bộ, để xác định và mở rộng vùng sinh trưởng của sâm. Tuy vậy, loại sâm quý này bị làm giả và bày bán trên thị trường. Sâm giả là củ tam thất vũ diệp, mọc nhiều ở vùng núi cao thuộc một số tỉnh phía bắc Việt Nam và vùng Vân Nam (Trung Quốc). Lá củ tam thất nhọn hơn, lông tơ của lá cứng hơn, nhưng củ thì giống y sâm Ngọc Linh. Khi nấu nước uống, củ tam thất đắng nghét chứ không có vị đắng lẫn ngọt mát đặc trưng của sâm Ngọc Linh. Loại củ này chỉ có giá chừng vài trăm ngàn đồng/kg nhưng khi đội lốt sâm Ngọc Linh, giá lên đến vài chục triệu đồng/kg. Những củ tam thất này được bơm chất kích thích trong quá trình trồng để lên mầm sớm, giúp vòng đời của cây nhanh hơn so với tự nhiên nhằm tạo nên những mắt giống củ sâm Ngọc Linh thật. Ngoài ra, vị đắng ngọt của sâm cũng được làm giả rất nguy hiểm bằng cách tẩm hóa chất vào củ tam thất hay tiêm chất bảo quản để giữ củ tươi lâu.