Bước tới nội dung

Tôn giáo/Kinh thánh tôn giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Kinh thánh Do thái giáo

[sửa]

Kinh Thánh Do Thái giáo là Kinh thánh Tanakh [תנ״ך;] (cũng viết là Tanach hoặc Tenach) hay Kinh thánh Hebrew

  1. Torah [תורה] mang một trong số các nghĩa: "Luật"; "Lời giảng"; "Giáo huấn". Còn gọi là Chumash [חומש] có nghĩa: "Bộ năm"; "Năm sách của Moses". Đây chính là Ngũ thư ("Pentateuch").
  2. Nevi'im [נביאים] có nghĩa: "Ngôn sứ"
  3. Ketuvim [כתובים;] có nghĩa "Văn chương" ("Hagiographa").

Tanakh còn được gọi là [מקרא;], Mikra hay Miqra.

Ngũ kinh Moses

[sửa]

Kinh thánh Ki tô giáo

[sửa]

Kinh thánh của ki tô giáo giáo bao gồm Kinh thánh Cựu ướcKinh thánh Tân ước

Cựu Ước

[sửa]

Cựu Ước được viết nên bởi 40 tác giả trong khoảng thời gian gần 1.500 năm (từ thế kỷ XII trước Công nguyên cho tới thế kỷ II Công nguyên), theo Quy điển Kinh Thánh của Giáo hội Công giáo, Kinh Thánh hiện nay bao gồm 73 sách – 46 trong Cựu Ước và 27 trong Tân Ước.

Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn Kinh Tanakh của Do Thái giáo . Kinh Thánh Cựu Ước nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và dân Do thái . Mối quan hệ này được thể hiện qua giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc này đã được giao cho Moses.

Theo truyền thống, Cựu Ước được sắp xếp thành bốn phần

  1. Ngũ thư (tương ứng với kinh Torah của Do Thái giáo),
  2. Các sách lịch sử (kể về lịch sử của dân Israel, từ cuộc chinh phạt Canaan cho đến khi chịu thua và bị lưu đày ở Babylon),
  3. Các sách giáo huấn (còn gọi là các sách khôn ngoan)
  4. Các sách ngôn sứ (giải đáp các vấn đề về cái thiện và cái ác trên thế giới; cùng các sách ngôn sứ, cảnh báo về hậu quả của việc quay lưng với Chúa).

Tất cả các sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Giêsu người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước.

Tân Ước

[sửa]

Tân Ước còn được gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn (Tiếng Anh: New Testament) là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hy Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 Công nguyên tới trước năm 140 Công nguyên (sau Cựu Ước).

Từ "Tân Ước" được dịch từ tiếng Latinh là Novum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn là Kainē Diathēkē (Καινή Διαθήκη), có nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được Kitô hữu dùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách. Tân Ước có tổng cộng 27 sách, những sách này được viết bởi các tác giả khác nhau, vào các thời điểm khác nhau và tại các nơi chốn khác nhau. Khác với Cựu Ước, Tân Ước được trước tác trong một quãng thời gian tương đối ngắn, khoảng chừng một thế kỷ hoặc hơn. Dưới đây là danh mục các sách của Tân Ước với tên của những người được cho là tác giả.

Kinh Avesta

[sửa]

Kinh Avesta hay Kinh thánh của Hỏa giáo . “Avetsta” có nghĩa là “tri thức”, “du lệnh” hoặc “kinh điển”, thường được gọi là Kinh cổ Ba Tư, nhưng đã bị đốt hết khi Alexandre chinh phạt vùng đất này, hiện chỉ con 1 quyển được chia chia ra làm 6 phần:

  1. Yasna: sách cúng tế với các bài tán ca
  2. Visprat: sách chúng thần
  3. Vidèvadat: sách đuổi ma
  4. Yashts: sách tán dương thần linh và thiên sứ
  5. Khurda: sách cầu nguyện
  6. Một quyển sách nhỏ ghi lại các bài tụng ca rời rạc.

Kinh Qur'an (Cô-ran)

[sửa]

Tín đồ Hồi giáo tin rằng thiên Kinh Qur’an ; Kinh thánh của Hồi giáo ; là cuốn sách hướng dẫn thiêng liêng được từ Thượng đế truyền cho Muhammad thông qua thiên thần Gabriel (Jibra’il) trong vòng khoảng thời gian 23 năm và họ xem thiên kinh Qur’an như là giáo huấn, lời dạy cuối cùng của Thượng đế cho nhân loại.

Kinh sách Vệ đà giáo

[sửa]

Kinh Vệ Đà (Veda) hay Phệ-đà (tiếng Phạn: वेद; tiếng Anh: Veda) được xem là Kinh thánh của Ấn độ giáo là cội nguồn của Bà La Môn giáo và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ. Vệ đà có nghĩa là Tri thức . Trong kinh có những bản tụng ca để ca ngợi các vị thần, như thần lửa, thần núi, thần sông... Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống trong vũ trụ.

Toàn thể bộ kinh được hợp lại từ nhiều phần gọi là sambitâ, gồm bốn tạng:Rig Véda , Sâma Véda , Yayur Véda và Atharva Véda

Rig Véda - Thi tụng

[sửa]

Thi tụng bao gồm gần mười quyển, với 1028 tụng ca mà bài cổ nhất có từ thế kỷ 15 trước Công nguyên và những bài gần nhất cũng khoảng thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Những vị thần được ca tụng nhiều nhất là Indra, Varuna và Agni.

Trong phần Rig Véda, người ta nhắc đến những con người tự coi là "vượt lên trên cõi trần" yogin, du-già sư). Khi uống một thứ nước gây say là soma, họ khổ luyện và tự thôi miên và gây nên trạng thái xuất thần và lên đồng. Khi đó, họ tự coi là những người thần thánh nhập vào họ và họ tin rằng mình được ban cho những quyền lực thiên nhiên.

Sâma Véda - Ca vịnh thần chú

[sửa]

Ca vịnh thần chú, gồm 585 khổ thơ, tương ứng với các giai điệu được dùng trong những tụng ca hiến tế (hymmes des sacrifices).

Yayur Véda - Nghi lễ

[sửa]

Các nghi lễ khác nhau (nghi lễ dâng trăng tròn, trăng mới, nghi lễ dâng các vong nhân, dâng thần lửa, dâng bốn mùa..)

Atharva Véda - Thuyết giáo

[sửa]

Triển khai ý nghĩa ba bộ kinh trên - gồm các bài thuyết giáo, có nội dung thiết thực và triết học. Các bài thuyết giáo chứa đựng thông điệp tâm linh căn bản của Ấn Độ giáo . Atharva Véda được lấy tên từ các vị tư tế xưa chuyên lo việc cúng thần lửa, gọi là các Atharvan, gồm những câu phù chú ma thuật và những phù chú trừ ma yểm quỷ.

Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa thần qua Nhất thần, từ Nhất thần sang lãnh vực Triết học ngang qua ba thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thiên (Brahmana) và Áo nghĩa thư .


Kinh sánh Hin đu

[sửa]

Các bản kinh chính của Ấn Độ giáo là kinh Vệ Đà (được xem là quan trọng nhất) . Những quyển kinh này có chứa những bài thánh ca, những câu thần chú, triết lý, nghi lễ, những bài thơ và những câu chuyện mà người Hindus đặt niềm tin của họ vào đó.


Các bản kinh khác được sử dụng trong Ấn Độ giáo bao gồm


Kinh thánh Bà la môn

[sửa]

Về mặt kinh điển, tuy vẫn đặt Kinh Veda lên trên hết (như đã nói ở trên), song giai đoạn Bàlamôn giáo phát triển nhiều hơn về thần học và triết học. Tín đồ Hindu giáo tin rằng thánh điển Veda không phải do con người sáng tác ra mà được khải thị cho các bậc hiền triết Bàlamôn rồi được truyền miệng qua các đời cho đến ngày nay. Các kinh điển được hoàn thiện trong thời kỳ này như:

Kinh Phạm Thư (Brahmana)

[sửa]

Kinh Phạm Thư (Brahmana) được viết bằng văn xuôi, khi hệ thống 4 giai cấp trong xã hội Ấn Độ đã định hình và giai cấp Bàlamôn cũng đã khẳng định được vị trí tối cao trong xã hội. Kinh Phạm Thư mang tính thần học cao, chủ yếu giải thích ý nghĩa sự linh thiêng trong các nghi lễ khác nhau, sắp xếp các chức năng cúng tế khác nhau cho các tầng lớp tăng lữ, quy định những nghi lễ và những hệ thống biểu tượng tâm linh. Đây là giai đoạn phát triển cao của Bàlamôn giáo nên Kinh này (cũng như trong luật Manu) khẳng định rõ tăng lữ Bàlamôn có đặc quyền làm tế tự.

Kinh Sân Lâm thư (Aryanka)

[sửa]

Kinh Sân Lâm thư (Aryanka) được phát triển tiếp tục từ kinh Phạm Thư, song đặc biệt chỉ dành cho những vị đạo sĩ Bàlamôn tu kín trong rừng sâu. Thay thế cho các kỹ thuật tế lễ, nội dung của Sân Lâm Thư chú trọng các kỹ thuật tập trung thiền định vào những biểu tượng tâm linh siêu việt. Các nghi thức tế lễ rườm rà dần được thay thế bởi các vấn đề suy nghiệm và tư duy triết học. Có lẽ Sâm Lâm thư là giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đời Áo nghĩa thư (Upanishads) với nội dung tập trung vào triết học Hindu giáo nói riêng và của Ấn Độ nói chung

Kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishad)

[sửa]

Kinh Áo Nghĩa Thư (Upanishad) thực chất là tập hợp những bộ luận do giáo sĩ Bàlamôn triển khai các tư tưởng có trong kinh Veda trên phương diện thần học và mang tính triết học cao, như là phần cuối của Veda. Nhưng Upanishad được thực hiện trong một thời gian rất dài, bởi nhiều tác giả và đều không còn rõ danh tính. Upanishad là sự phát triển tiếp tục Veda, nó là phần kết của Veda và được coi là nền tảng cơ bản cho trường phái Vedanta. Tổng số có hơn 200 Upanishads, nhưng theo truyền thống người Ấn Độ nói là có 108 Upanishads. Trong đó có 10 cho đến 13 Upanishads cơ bản như: Isa, Kena, Katha, Prasna, Mundaka, Mandukya, Taittiriya, Aitareya, Chandogya và Brhadaranyaka15. Đây là những tác phẩm có nội dung thần học và triết học uyên thâm, thể hiện xu hướng nhất nguyên chỉ thờ một thần của Bàlamôn giáo.

Đáng chú ý, sự chuyển đổi ở các kinh đã phản ánh sự chuyển biến về tôn giáo và triết học từ giai đoạn Veda giáo sang Bàlamôn giáo. Kinh Veda chú trọng về nghi thức thờ phụng, nhưng sang giai đoạn Bàlamôn giáo, kinh Upanishad đi sâu hơn vào những vấn đề về Tự ngã (Atman hay gọi là Tiểu ngã, Linh hồn bất diệt) và mối liên hệ của chúng với bản thể Tuyệt đối (Brahma, còn gọi là đấng Phạm Thiên hay Đại Ngã) của vũ trụ vạn vật từ góc độ thần học và có xu hướng thiên về nhất thần luận. Ngay trong Upanishad cũng phần nào phản ánh điều nay, những Upanishad cổ nhất, có lẽ được biên soạn vào khoảng thế kỷ 18 - 17 TCN16, cũng khác các Upanishad muộn hơn. Upanishad cho rằng con người, cũng như mọi chúng sinh đều có một Tự ngã (Atman) bất sinh, bất diệt, thường tịnh. Nó đồng về chất với bản thể tuyệt đối (Brahman). Khi Tự ngã của chúng sinh chưa hòa nhập với bản thể tuyệt đối, thì con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. Giải thoát là một trạng thái Atman đạt được sự hòa đồng với bản thể tuyệt đối (Brahman) hằng hữu vĩnh cửu. Kinh điển Bàlamôn giáo còn là hệ thống lý luận đầu tiên chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng giai cấp bằng mô hình xã hội thần quyền, mà trong đó giới Bàlamôn được coi là đẳng cấp thần thánh, có vị trí cao nhất trong xã hội. Đó là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ đẳng cấp của giai cấp thống trị Bàlamôn lúc đó.

Kinh Phật

[sửa]

Từ bitrí tuệ là hai trụ cột trong giáo lý Phật giáo. Toàn bộ giáo lý Phật giáo nhằm hướng con người đến việc sử dụng trí tuệ của mình nhận thức đúng đắn về thế giới mình đang sống và phải có lối sống nhân từ độ lượng.

Hệ thống giáo lý của Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là Giác ngộ. Chính sự nhận thức đúng đắn về con người và thế giới xung quanh sẽ giúp con người được Giải thoát ra khỏi bể khổ trầm luân

Tam tạng

[sửa]

Toàn bộ giáo pháp của Phật giáo được chứa đựng trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka, bo. sde snod gsum སྡེ་སྣོད་གསུམ་) . Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali. Theo lịch sử, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Và tạng vi diệu pháp cũng hình thành ngay sau đó.

(zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh điển Phật giáo (Tipitaka) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ:

  1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya),
  2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya),
  3. Tương Ưng Bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya),
  4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và
  5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya). Ngoài ra còn có chú giải và phụ chú giải.

(zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་) — Phật giáo nguyên thủy gọi là A-tì-đạt-ma hoặc Vi diệu pháp — chứa đựng các kiến thức về tâm.

(zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.

Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali. Theo lịch sử, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Và tạng vi diệu pháp cũng hình thành ngay sau đó.

Kinh thánh Sihk

[sửa]

Adi Granth (First Book)Dasam Granth (Book of Tenth King) là thánh kinh của những người theo đạo Sikh.

Adi Granth

[sửa]

Adi Granth do Guru thứ năm Arjan biên soạn dựa trên những tài liệu đã được cha của ông biên soạn và sưu tập. Adi Granth được viết bằng chữ Gurmukhi (chữ này có những nét gần giống với mẫu tự của tiếng Phạn và chia làm 6 phần:

  1. Japji: gồm có những bài kinh của Guru Nanak, được dùng trong lễ cầu nguyện sáng sau khi tắm.
  2. So Daru: những bài kinh được dùng trong lễ cầu nguyện buổi chiều.
  3. So Purkhu.
  4. Sohila: là bài kinh cầu nguyện trước khi ngủ.
  5. Rāg: phần này có cả thảy 31 phân đoạn tạo thành phần chính yếu của quyển kinh.
  6. Bhog: có 13 chương được tụng vào những buổi lễ khác nhau.

Adi Granth cũng gọi là "Granth Sahib," hoặc "Darbar Sahib," là quyển kinh chính yếu được hầu hết mọi người tôn kính luôn được giữ gìn trân trọng trong đền thờ lớn Amristar. Adi Granth trình bày những giáo điều mà Guru Nanak và 9 vị Guru Thế tổ khác truyền lại, mở đầu bằng Mool mantar là những lời mà Guru Nanak dùng để mô tả về Chúa trời, và cũng là khái niệm cơ bản của đạo Sikh về Chúa trời nói chung.

Nội dung chủ yếu thể hiện sự thống nhất của Chúa trời, mà cốt lõi của Chúa trời là sự thật (SAT NAAM), và là cái nội tại của mọi biểu hiện sáng tạo. Đạo Sikh, do đó, là một đơn thần giáo, nghĩa là chỉ tin và tôn thờ duy nhất một vị thần đó là Chúa trời (IKONKAAR). Chúa trời tạo ra vũ trụ, sự tồn tại của vũ trụ phụ thuộc vào ý chí của Chúa trời (KARTA PURKH). Chúa trời vượt ra ngoài phạm vi sinh, tử (AJOONI), không có hình thù, không có giới tính, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ mang hình dáng con người trên Trái Đất. Chúa trời không có lòng hận thù (NIR VAIR) hay sợ hãi (NIR BHAU) mà luôn tràn ngập sự yêu thương. Người đã, đang và sẽ tồn tại mãi mãi. Chúa trời đến với nhân loại trên toàn thế gian thông qua lời nói được phát ra bởi các Guru được thể hiện dưới hình thức các shabads. Và Chúa luôn ngự ở trong lòng của mỗi chúng ta, mỗi một người nam hay nữ đều phải tìm Chúa trong chính bản thân mình.

Dasam Granth

[sửa]

Riêng Dasam Granth là tập sách bổ sung cho bổn kinh Adi Granth do Guru thứ mười cũng là vị Guru cuối cùng Govind Singh biên soạn. Nó được viết bằng tiếng Hindi, giới thiệu những luật lệ quy định do chính Guru Govind Singh đặt ra


Tứ thư, Ngũ kinh

[sửa]

Các kinh sách nho giáo được Khổng Tử và các môn đồ Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử , soạn thảo . Các kinh sách này được dùng làm nền tảng giáo dục của Nho giáo bao gồm Ngũ kinh và Tứ thư .

Ngũ kinh

[sửa]

Ngũ kinh là 5 quyển kinh cổ do Khổng tử biên soạn bao gồm

Tứ thư

[sửa]

Tứ thư là 4 quyển sách cổ do môn đồ của Khổng tử biên soạn bao gồm

Kinh Đạo giáo

[sửa]