Sách tôn giáo/Tôn giáo trên thế giới/Sách Phật giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Tất-đạt-đa Cồ-đàm[sửa]

Tất-đạt-đa Cồ-đàm , hoàng tử Ấn độ người sáng lập ra Phật giáo sống vào thời kì Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên

Sinh thành[sửa]

Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 624 trước Công nguyên trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Ca-tì-la-vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu) thuộc Nepal ngày nay. Cha của Tất-đạt-đa là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Ma-da (sa., pi. māyādevī), đản sinh Tất-đạt-đa trong khu vực vườn Lâm-Tỳ-Ni (zh. 嵐毘尼, sa. lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Hi-mã-lạp sơn (sa. himālaya) và sông Hằng (sa gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.

Có nhiều truyền thuyết về thái tử Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng nhập vào người mình. Thái tử sinh ra từ hông bên mặt của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói:

Ta là người cao quý nhất thế gian
Ta là người giỏi nhất thế gian
Ta là người kiệt xuất nhất thế gian
Đây là lần tái sinh cuối cùng
Bây giờ không còn tái sinh!

Ngay lúc sinh ra, Tất-đạt-đa đã có đầy đủ hảo tướng (Tam thập nhị hảo tướng). Các nhà tiên tri cho rằng Tất-đạt-đa sẽ trở thành hoặc một đại đế hay một bậc giác ngộ. 7 ngày sau khi sinh thì mẹ mất .Tất-đạt-đa được người dì là Ma-ha-ba-xà-ba-đề (zh. 摩呵波闍波提, sa. mahāprajāpatī) chăm sóc. Năm lên 16 tuổi, Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (zh. 耶輸陀羅, sa. yaśodharā).

Vua cha Tịnh Phạn dĩ nhiên không muốn thái tử đi tu nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để Tất-đạt-đa tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử phát tâm rồi từ biệt hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương truyền rằng, bốn cảnh ngộ vừa kể là những cảnh tượng do các vị thiên nhân tạo ra nhằm nhắc nhở Tất-đạt-đa lên đường tu học Phật quả. Thái tử thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời của Tất-đạt-đa.

Tầm đạo[sửa]

Năm 29 tuổi, sau khi công chúa Da-du-đà-la hạ sinh một bé trai - được đặt tên là La-hầu-la (zh. 羅睺羅, sa. rāhula), thái tử Tất-đạt-đa quyết định lìa cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Tất-đạt-đa quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍, sa. ārāda kālāma, pi. āḷāra kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子, sa. rudraka rāmaputra, pi. uddaka rāmaputta). Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa học đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ (sa. ākiṃcanyāyatana, pi. ākiñcaññāyatana), nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ (sa. naivasaṃjñā-nāsaṃñāyatana, pi. nevasaññā-nāsaññāyatana).Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm Tỳ-kheo (năm anh em Kiều Trần Như, sa. Koṇḍañña) đồng hành.

Đắc đạo[sửa]

Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, Tất-đạt-đa nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, năm tỉ-khâu kia thất vọng bỏ đi. Sau đó Tất-đạt-đa ăn uống bình thường trở lại, đến Giác Thành, ngồi dưới gốc một cây Bồ-đề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Bodh Gaya) và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày thiền định—mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu—Tất-đạt-đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35.

Từ thời điểm đó, Tất-đạt-đa biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh. Bậc giác ngộ lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt nên Phật tiếp tục yên lặng ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Cuối cùng, được sự thỉnh cầu nhiều nơi, Phật mới quyết định chuyển Pháp luân. Phật giờ đây mang danh hiệu Thích-ca Mâu-ni, Trí giả của dòng dõi Thích-ca. Sau đó Phật gặp lại năm vị tỉ-khâu, các vị đó nhận ra rằng Phật đã hoàn toàn thay đổi. Qua hào quang toả ra từ thân Phật, các vị đó biết rằng người này đã đạt đạo, đã tìm ra con đường thoát khổ, con đường mà các vị đó không thể tìm ra bằng phép tu khổ hạnh. Các vị đó xin được giảng pháp và vì lòng thương chúng sinh, Phật chấm dứt sự im lặng.

Truyền đạo[sửa]

Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Đức Phật giảng Tứ diệu đế , Duyên khởi Quy luật Nhân quả . Tại vườn Lộc uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay Varanasi), Đức Phật bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân". Năm vị Tỳ-kheo đó trở thành năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là hạt nhân đầu tiên của Tăng-già. Sau đó Phật thuyết pháp từ năm này qua năm khác. Đức Phật hay lưu trú tại Vương-xá (zh. 王舍城, sa. rājagṛha) và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. vaiśālī), sống bằng khất thực, đi từ nơi này qua nơi khác. Đệ tử của Phật càng lúc càng đông, trong đó có vua Tần-bà-sa-la (zh. 頻婆娑羅, sa. bimbisāra) của xứ Ma-kiệt-đà. Vị vua này đã tặng cho Tăng đoàn một tu viện gần kinh đô Vương-xá. Các đệ tử quan trọng của Phật là A-nan-đà, Xá-lợi-phấtMục-kiền-liên. Cũng trong thời gian này, đoàn Tỉ-khâu-ni (sa. bhikṣuṇī) được thành lập.

Qua đời[sửa]

Sống đến năm 80 tuổi, Đức Phật Thích-ca tịch diệt. Qua 45 năm giảng dạy, nghĩ rằng các đệ tử có thể chấp lời mình nói là chân lý, chứ không phải chỉ là phương tiện giác ngộ, Đức Phật tuyên bố chưa từng nói lời nào. Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tiến tu học (để đạt giải thoát)!". Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna-sutta), Đức Phật nhập diệt tại Câu-thi-na (zh. 拘尸那, sa. kuṣinagara) vào năm 486 (hay 483 trước Công nguyên). Trước đó sức khoẻ của Ngài đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà thí chủ Thuần-đà (zh. 純陀, pi. cunda), tuy nhiên sau đó Ngài có nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách người thợ rèn đó đã có thiện ý tối thượng.

Hình thành và phát triển Phật giáo[sửa]

Khoảng 3000 năm TCN, người Dravidian bản địa xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn và sông Hằng. Sau đó, người Aryan du mục đã dần mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Ấn Độ và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm TCN. Nền văn hóa triết học chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ-đà (Vedas) nghiêng về sùng bái nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí, tâm linh về thế giới, vũ trụ. Văn hóa Vệ-đà tạo nên tôn giáo Vệ đà, Vệ đà giáo, tôn giáo đầu tiên phát xuất từ Ấn độ


Phật giáo hình thành[sửa]

Phật giáo được lập ra bởi Tất đạt ma cồ đàm , thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 45 năm theo Phật giáo Nam tông (hoặc 49 năm theo Phật giáo Bắc tông) khi Đức Phật còn tại thế ra đến nhiều nơi, nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của Phật giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học. lịch sử phát triển của Phật giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học. Ngay từ buổi đầu, Đức Phật đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Tại Ấn Độ .

Phật giáo suy sụp[sửa]

Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn Độ vào thế kỉ thứ 14 do sự đàn áp của các chính quyền Hồi giáo.

Phật giáo chấn hưng[sửa]

Mãi cho đến thế kỉ thứ 21 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới bắt đầu lại. Tuy nhiên, Phật giáo lại phát triển mạnh ở những nước lân cận. Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của triết lý, Phật giáo được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ, Canada, Úc và châu Âu. Triết lý Phật giáo phù hợp với tinh thần khai sáng của châu Âu nên nhiều nhà triết học ở đây chú ý nghiên cứu Phật giáo và truyền bá nó.

Sau khi Đức Phật qua đời thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội và Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt .

Giáo phái[sửa]

Phật giáo có 3 môn phái

Phật giáo Nguyên thủy[sửa]

  • Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật . Phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar).

Phật giáo Đại thừa[sửa]

  • Phật giáo Đại thừa, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Phát triển . phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam) cùng các Tông phái nhỏ hơn bao gồm Tịnh độ tông, Thiền tông, Thiên thai tông.

Phật giáo Chân ngôn[sửa]

  • Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa, phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan.

Giáo quy[sửa]

Gia nhập[sửa]

Gia nhập Phật giáo cần phải tuân theo các quy định sau

  1. Cạo trọc ,
  2. Ăn chay ,
  3. Cầu nguyện
  4. Thờ cúng .

Ngũ giới luật[sửa]

Không được vi phạm 5 giới cấm sau

  1. Không sát sanh ,
  2. Không trộm cướp ,
  3. Không tà dâm ,
  4. Không gian dối ,
  5. Không uống rượu .

Ngũ hình phạt[sửa]

Phải chịu trừng trị khi vi phạm giới cấm như sau

  1. Phạt nộp tiền ,
  2. Giam ,
  3. Đày ,
  4. Chém ,
  5. Giết

Giáo chức[sửa]

Giáo chức được chia thành 3 giai cấp Tổ, Tôn, Tử

  1. Phật (Tổ),
  2. Pháp (Tôn),
  3. Tăng (Tử) - Sư , Ni , Tục

Quan niệm Phật giáo[sửa]

  • Đạo Phật không công nhận một đấng thần linh tối thượng
  • Phật là danh từ chung để gọi một người đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát ra khỏi luân hồi . Trong Đạo Phật thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là Giác ngộ có khả năng Giải thoát ra khỏi bể Khổ nghiệp luân hồi của kiếp sống mọi sinh vật
  • Đạo Phật có giáo hội nhưng không đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng
  • Đạo Phật không ép buộc hay khuyến khích thờ cúng của bất kỳ ai. Sự cúng dàng và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngưỡng mộ tôn kín
  • Đạo Phật thì cho rằng trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới có những đặc điểm khác nhau
  • Đức Phật cũng nói về thần thánh, nhưng ngài nói rằng các vị thần cũng chỉ là một dạng sinh vật trong các thế giới.
  • Trong Đạo Phật, loài người cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác cũng đều là sinh vật chịu theo quy Luật Nhân quả Có nhân thì có quả . Quả nào cũng có nguyên nhân tạo ra no . Thí dụ như làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác
  • Đạo Phật cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt. Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt. Không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác, kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp


Giáo lý Phật giáo[sửa]

Nhân Quả va Luật nhân quả[sửa]

Nhân tiếng Hán việt có nghỉa là nguyên nhân . Quả tiếng Hán việt có nghỉa là hậu quả , kết quả về sau .

Thí dụ

Thí dụ Ý nghỉa Nguyên nhân Hậu quả
Có lửa thì có khói Khói là nguyên nhân gây ra Lửa Lửa Khói
Có chí thì nên Có chí khí thì việc sẽ thành Chí khí Việc thành
Máu chảy , ruột mềm Máu chảy làm mềm ruột Máu chảy Ruột mềm
Môi hở, răng lạnh Khi môi hở răng sẽ lạnh Môi hở Răng lạnh

Luật nhân quả của Phật tổ cho rằng

Mọi hậu quả đều có một nguyên nhân gây ra nó - Có nhân thì có quả .

Giác ngộ và Giải thoát[sửa]

Giác ngộ là tiếng Hán Việt có nghỉa là nhận ra và có hiểu biết tường tận gốc ngọn sa nga

Thí dụ

nhận ra và có hiểu biết về khổ ải trầm luân . Thí dụ như ăn chơi sa đọa - Hao tốn tiền bạc, . Tham sân si - tiền tài, danh vọng, dục vọng ...

Giải thoát là tiếng Hán Việt có nghỉa là tìm ra đường lối và cách thức để vượt qua vướng víu, vấp ngã trong cuộc sống

Thí dụ

Giải thoát khỏi khổ ải trầm luân ăn chơi - ngừng ăn chơi sa đọa , tránh xa tham muốn

Khổ[sửa]

Khổ có nghỉa là những khó khăn, vướng víu, vấp ngã trong cuộc sống loài người .

Thí dụ của khổ bao gồm

  • Bệnh . Bệnh tật phát sinh do ô nhiểm , ăn ở thiếu vệ sinh , ngủ nghê không đầy đủ
  • Tội hình . Tội lồi con người gây ra như trộm cướp, gian dâm , tham lam ,hãm hại người


Đức Phật dạy

Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát chính đạo - con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế) có nghỉa là Đời là bể khổ . Mọi khổ đều có nguyên nhân

Tứ diệu đế[sửa]

Tứ diệu đế là sự nhận thức đúng đắn nguyên nhân dẫn đến khổ, hậu quả của khổ gây ra , hiểu biết tận tường về khổ , cách thức để thoát khỏi đau khổ. Mọi khổ đều có thể dập tắt . Mọi khổ đều có một đường lối diệt khổ . Khi con người được Giải thoát là khi con người đạt đến canh giới Giác ngộ không còn buộc ràng bởi khổ trong vòng luân hồi


  1. Khổ đế (苦諦་), (Khổ căn) Nguyên nhân gây ra khổ .
    1. Bệnh sinh ra do có ô nhiểm môi trường như không khí sạch dơ .
    2. Bệnh sinh ra do có mất cân bằng âm dương trong cơ thể như ngủ ít ngũ nhiều , thiếu dư trong ăn uống
  2. Tập đế (集諦་), (Khổ ải) Hậu quả của khổ .
    1. Ô nhiểm môi trường như không khí sạch dơ sẽ làm cho con người thấy hthoa?i mái hay khó chịu .
    2. Mất cân bằng âm dương trong cơ thể con người như ăn ít sẽ ốm ăn nhiều sẽ mập . Uống ít sẽ khát , uống nhiều sẽ nặng bụng . Ngũ ít sẽ bần thần, ngũ nhiều sẽ ngớn ngẩn
  3. Đạo đế (道諦), (Khổ tường) Giác ngộ khổ đạo .
    1. Có hiểu biết tường tận về mọi nguyên nhân hậu quả gây ra khổ
  4. Diệt đế (滅諦) , (Khổ diệt ) Giải thoát khỏi khổ .
    1. Cách thức để thoát ra khỏi khổ

Bát chánh đạo[sửa]

Bát chánh đạo (ja. hasshōdō, sa. aṣṭāṅgika-mārga, pi. aṭṭhāṅgika-magga, bo. `phags lam yan lag brgyad འཕགས་ལམ་ཡན་ལག་བརྒྱད་) là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ (sa. duḥkha), là chân lí cuối cùng của Tứ diệu đế. Bát chánh đạo là một trong 37 Bồ-đề phần) hay 37 giác chi (sa. bodhipākṣika-dharma). Bát chánh đạo được chú giải rõ qua dịch phẩm " Con Đường Cổ Xưa " .“Con Ðường Cổ Xưa” đã cố gắng giúp người học Phật tập chú vào những điểm giáo lý cốt lõi nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Ðức Phật.


Bát chánh đạo bao gồm:

  1. Chánh kiến (pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
  2. Chánh tư duy (pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): Tư duy về xuất ly, tư duy về vô sân, tư duy về vô hại.
  3. Chánh ngữ (pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): Từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
  4. Chánh nghiệp (pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh.
  5. Chánh mệnh (pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện. Tự nuôi sống mình bằng nghề nghiệp chân chánh.
  6. Chánh tinh tấn (pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): Tinh tấn, cố gắng ngăn chặn những điều bất thiện sanh khởi, diệt trừ các điều bất thiện đã sanh khởi, làm cho các điều thiện sanh khởi, phát triển các điều thiện đã sanh khởi.
  7. Chánh niệm (pi. sammā-sati, sa. samyak-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): Chánh niệm, tỉnh giác trên tứ niệm xứ: thân, thọ, tâm, pháp
  8. Chánh định (pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).

Bát chánh đạo không nên hiểu là những "con đường" riêng biệt. Theo Ba môn học, hành giả phải thực hành Giới (pi. sīla, sa. śīla, các chánh đạo từ thứ 3 tới thứ 5), sau đó là Định (pi., sa. samādhi, các chánh đạo từ thứ 6 đến thứ 8) và cuối cùng là Tuệ (pi. paññā, sa. prajñā, các chánh đạo số 1 và 2). chánh kiến 1 là điều kiện tiên quyết để đi vào Chánh đạo (sa. āryamārga) và đạt tới Niết-bàn.

Theo Luận sư Thanh Biện (sa. bhāvaviveka) giải thích như sau:

  1. Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
  2. Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
  3. Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
  4. Chánh nghiệp là tránh mọi hành động tạo nghiệp, kể cả thiện nghiệp.
  5. Chánh mệnh là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
  6. Chánh tinh tấn là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
  7. Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
  8. Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.

Lễ hội Phật giáo[sửa]

Lễ Phật đản[sửa]

Phật Đản (chữ Nho 佛誕 - nghĩa là ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak (tiếng Phạn: Vaiśākha, Devanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Lễ Vu lan[sửa]

Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch),

Lễ cô hồn[sửa]

Cúng cô hồn, cúng vong linh là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam với việc thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ Tết Trung Nguyên (Vu-lan).[1]

Lễ Thanh minh[sửa]

Cúng mộ tổ tiên . Nói đến Tết Thanh minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Tại Việt Nam các tỉnh Bắc bộ và cộng đồng người gốc Hoa thì ăn tết này theo ngày tiết Thanh minh như Trung Quốc, từ các tỉnh Thanh Hóa trở vào Trung bộ vẫn ăn tết Thanh Minh theo truyền thống vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.

Kinh sách Phật giáo[sửa]

Toàn bộ giáo lý; của Phật giáo được chứa đựng trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka, bo. sde snod gsum སྡེ་སྣོད་གསུམ་) . Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali. Theo lịch sử, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Và tạng vi diệu pháp cũng hình thành ngay sau đó.


Kinh tạng[sửa]

(zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh điển Phật giáo (Tipitaka) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ:

  1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya),
  2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya),
  3. Tương Ưng Bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya),
  4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và
  5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya). Ngoài ra còn có chú giải và phụ chú giải.

Luận tạng[sửa]

(zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་) — Phật giáo nguyên thủy gọi là A-tì-đạt-ma hoặc Vi diệu pháp — chứa đựng các kiến thức về tâm.

Luật tạng[sửa]

(zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.

Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali. Theo lịch sử, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Và tạng vi diệu pháp cũng hình thành ngay sau đó.