Sách Khổng giáo/Kinh sách Nho giáo/Kinh dịch/Hà đồ

Tủ sách mở Wikibooks

Theo như trong truyền thuyết, khoảng 5 nghìn năm trước vua Phục hy đi tuần thú ở phương nam. Khi đi qua con sông hoàng hà, có con long mã hiện lên, với 55 dấu chấm đen trắng trên lưng. Sau đó ông về vẽ lại, rồi đặt tên cho bức vẽ này là Hà đồ. Đến sau này, cũng từ bức vẽ này, phục hy vẽ thành Tiên Thiên Bát Quái.

Nguyên lý Hà đồ[sửa]

7
2
8 3 5,10 4 9
1
6

Chấm Hà đồ[sửa]

Nguyên lý của hà đồ, là dùng các chấm từ 1 chấm đến 10 chấm để biểu thị tổ hợp thành

5 vào 10 cấu thành trung cung.
Với số lẻ là dương, màu trắng, đại diện cho Thiên số (sinh số).
Còn số chẵn là Âm, màu đen, đại diện Địa số (thành số).
Âm dương Số Hà đồ Màu số Thiên Địa số
Dương Các số lẻ 1,3,5,7,9 màu trắng Thiên số
Âm Các số chẳn 2 4,6,8,10 màu đen Địa số

Tổ hợp Hà đồ[sửa]

Hà đồ lấy 10 số này tạo hợp thành 5 phương, ngũ hành, Âm Dương, tượng Thiên Địa.

Phương pháp đồ hình, là lấy vòng trắng làm Dương, là Trời, là số lẻ.
Còn chấm đen là Âm, là Đất, là số chẵn.
Kèm theo đó là lấy Trời Đất hợp 5 phương, lấy Âm Dương hợp ngũ hành.
Phương hướng Chấm Hà Đồ Tứ tượng Ngũ hành
Ở phương bắc Là 1 chấm trắng bên trong, 6 chấm đen bên ngoài. Tương ứng với Sao Huyền Vũ, ngũ hành thủy (tượng trưng cho nước).
Ở phương đông Là 3 chấm trắng bên trong, 8 chấm đen bên ngoài. Tương ứng với Sao Thanh Long, ngũ hành là mộc (tượng trưng cho cây, gỗ).
Ở phương nam 2 chấm đen bên trong, 7 chấm trắng bên ngoài. Tương ứng với Sao Chu Tước, ngũ hành là hỏa (tượng trưng cho lửa).
Ở phương tây 4 chấm đen bên trong, 9 chấm trắng bên ngoài. Tương ứng với Sao Bạch Hổ, ngũ hành là kim (tượng trưng cho kim loại, vàng).
Ở giữa (trung ương) 5 chấm trắng bên trong, 10 chấm đen bên ngoài ngũ hành là thổ (tượng trưng cho đất).