Sách Hàn Phi Tử/Sưu tập những truyện bên trong. Phần dưới – (Nội trữ thuyết, hạ)

Tủ sách mở Wikibooks

Có sáu điều vi diệu:

1 ) Một là quyền trao cho kẻ dưới.

2) Hai là vua và tôi có cái lợi khác nhau nhưng lại nhờ người nước ngoài giúp.

3) Ba là, mượn điều tương tự.

4) Bốn là cái lợi và cái hại đều có mặt trái.

5) Năm là xem xét, so sánh việc tranh giành bên trong.

6) Sáu là nước địch can thiệp vào việc dùng hay bỏ người. Nhà vua phải xét kỹ sáu điều vi diệu ấy.

1.

Cho mượn quyền. Quyền thế là cái không thể cho người ta mượn. Nếu nhà vua bỏ mất một thì bầy tôi sẽ biến nó thành trăm. Cho nên bầy tôi nên mượn được quyền thế của vua thì có nhiều sức mạnh, và bên trong cũng như bên ngoài đều phục vụ họ. Bên trong và bên ngoài đều phục vụ họ thì nhà vua bị che lấp.

Điều này được chứng minh bằng chuyện Lão Đam nói chuyện mất cá. Vì vậy cho nên người ta khéo làm giàu bằng cách nói chuyện lâu, và những người chung quanh được trọng nhờ cái khăn. Mối lo của việc này được chứng minh bằng câu chuyện Tư Đồng ngăn Lệ Công, chuyện mọi người cùng nói như Chu Hầu, chuyện người nước Yên tắm bằng phân.

2.

Lợi khác nhau. Vua và tôi cái lợi khác nhau. Vì vậy bầy tôi không ai trung với vua. Cho nên cái lợi của bầy tôi mà được xác lập thì cái lợi của nhà vua bị tiêu diệt. Do đó kẻ gian thần gọi quân dịch đến để trừ kẻ chống đối mình ở trong nước, đưa những chuyện ở nước ngoài ra để làm cho nhà vua bị mê hoặc và thực hiện điều lợi riêng của mình, không nghĩ gì đến mối lo của nước.

Điều này được chứng minh bằng chuyện vợ chồng người nước Vệ cầu thần. Cho nên Đái Yết bàn đến con em, và ba họ Hoàn tấn công Chiêu Công. Công Thúc đưa quân nước Tề vào và Địch Hoàn gọi quân Hàn. Quan thái tể là Phỉ thuyết phục quan đại phu Chủng. Đại Thành Ngưu dạy Thân Bất Hại. Tư Mã Hỷ nói với vua Triệu. Lữ Thương gọi quân Tần và quân Sở đến. Tống Thạch đưa thư cho vua nước Vệ. Bạch Khuê dạy Bảo Khiển.

3.

Dựa vào sự tương tự. Vì dựa vào sự tương tự cho nên nhà vua giết lầm và quan đại thần làm được điều riêng của mình. Vì vậy cho nên người coi cửa đổ nước mà Di Xạ bị giết, Trịnh Tụ nói chuyện ghét mùi thối mà người thiếp mới bị xẻo mũi, Phí Vô Kỵ dạy Khích Uyển mà quan lệnh doãn bị giết, Tê Thủ bỏ chạy vì Trần Nhu giết Trương Thọ. Vì vậy cho nên cỏ chuồng ngựa bị cháy mà công tử nước Trung Sơn bị tội, giết người lão nho mà Tế Dương được thưởng.

4.

Cái lợi và cái hại đều có bề trái của nó. Sự việc nẩy sinh mà có lợi thì nhà vua làm chủ nó. Có cái hại thì nhà vua phải xét bề trái của nó. Cho nên bậc vua sáng bàn luận thấy nước có hại thì xét đến cái lợi. Thấy bầy tôi có hại thì xét mặt trái của nó. Điều này được chứng minh bằng chuyện quân Sở đến mà Trần Nhu được làm tướng quốc, giá lúa giống cao vì viên lại coi kho dối trá. Cho nên Chiêu Hể Tuất bắt người bán cỏ tranh mà Chiêu Hy Hầu mắng người phụ bếp, chuyện thấy tóc quấn chả thịt và Nhương Hầu xin lập đế.

5.

Xem xét điều ngờ vực. Cái thế khảo sát so sánh là cái làm nẩy sinh điều loạn, cho nên bậc vua sáng thận trọng. Vì vậy cho nên Ly Cơ nước Tấn giết thái tử Thân Sinh, và Trịnh phu nhân dùng thuốc độc, Chu Hu nước Vệ giết vua mình là Hoàn, công tử Cân lấy đất Đông Chu. Vương tử là Chúc được nhà vua yêu và Thương Thân quả nhiên làm loạn, Nghiêm Toại và Hàn Khôi tranh nhau làm vua và Ai Hầu quả nhiên bị đâm. Điền Thường, Hám Chi, Đái Hoan, Hoàng Hỷ thù địch với nhau mà vua Tống và Giản Công bị giết. Điền này được chứng minh bằng chuyện Hổ Đột nói hai điều nhà vua thích và Trịnh Chiêu trả lời về việc thái tử chưa sinh.

6.

Việc dùng và bỏ người. Điều nước dịch lo thực hiện là ngầm quan sát và gây điều sai trái. Kẻ làm vua chúa không xét thì kẻ địch sẽ bỏ và đặt người trong nước mình. Cho nên Văn Vương cho Phí Trọng tiền, mà vua Tần lo về sứ giả nước Sở. Lô Thả loại bỏ Trọng Ni và Can Tương thải Cam Mậu. Vì vậy cho nên Tử Tư phao len mà Tử Thường được dùng. Nộp những người đẹp mà nước Ngu, nước Quắc mất. Giả vờ để lại bức thư mà Trành Hoằng chết. Dùng gà lợn mà hào kiệt nước Khoái hết.

7.

Công kích ở trong tôn miếu[36]. Việc so sánh địa vị để nước ngoài tham dự vào việc dùng người và thải người của mình, bậc vua sáng cắt đứt điều ấy ở trong nước mà đem thi hành ở nước ngoài. Cho tiền người hèn, giúp người yếu ở nước địch gọi là công kích ở tôn miếu. Nếu trong nước dùng phép chia nhà thành những nhóm năm nhà và quan sát nghe ngóng bôn ngoài thì kẻ địch làm gì được? Thuyết này được chứng minh bằng chuyện anh hề lùn nước Tấn nói với Huệ Văn Quân, Tương Từ nói về việc đánh úp đất Nghiệp, và Tự Quân cho quan huyện lệnh chiếc chiếu.

1-1. Cái thế mạnh là cái vực sâu của nhà vua. Bầy tôi là con cá của cái thế mạnh. Con cá đã rời khỏi vực thì không còn có thể bắt được nữa. Bậc làm vua chúa nếu bỏ mất cái thế mạnh của mình, trao nó cho bầy tôi thì không thể thu lại được nữa. Người đời xưa ngại nói thẳng, cho nên lấy con cá để nói bóng gió[37]. Thưởng và phạt là những công cụ sắc bén. Nhà vua nắm lấy công cụ này để khống chế bầy tôi. Bầy tôi có được cái thế này thì che đậy nhà vua. Cho nên nếu nhà vua nêu cao cái thưởng của mình thì bầy tôi bán nó để làm đức. Nhà vua đó cho thấy trước việc phạt thì bầy tôi sẽ lấy bán nó để làm cái uy của mình. Cho nên nói: “Công cụ sắc bén của nước không thể cho người ta thấy”.

1-2. Tịnh Quách Quân làm tướng quốc nước Tồ, cùng với người bạn cũ nói chuyện lâu thì người bạn cũ giàu, cho người chung quanh cái khăn thì người chung quanh được trọng. Nói chuyện lâu và cho cái khản là cái nhỏ mọn mà còn có thể làm cho người ta giàu, huống nữa giao cái thế của các quan lại?

1-3. Vào thời Tấn Lỗ Công, sáu quan khanh được quý trọng. Tư Đồng và Trường Ngư Kiểu can: “Quan đại thần được quý trọng thì các nước địch tranh nhau phục vụ họ”.

Bên ngoài lập bè đảng, ở dưới làm loạn phép nước, ở trên lấn át nhà vua. Như thế mà nước không nguy là điều chưa hề có. Nhà vua nói: “Phải đấy”. Bèn giết ba quan khanh.

Tư Đồng và Trường Ngư Kiểu lại can: “Cùng có tội như nhau mà bị giết nhưng không giết hết, như thế là những người còn lại sẽ ôm lòng oán giận mà nhân cơ hội để làm”. Nhà vua nói: “Ta một buổi sáng giết ba quan khanh, ta không nỡ giết hết”. Trường Ngư Kiểu trả lời: “Bệ hạ không nỡ giết họ, họ sẽ nỡ giết bệ hạ”. Nhà vua không nghe. Được ba tháng, mấy quan khanh làm loạn, giết Lỗ Công và chia đất của nhà vua.

1-4. Chư Hầu làm tướng quốc nước Kinh, được tôn quý và quyết định mọi việc. Vua nước Kinh nghi ông ta, hỏi những người chung quanh, những người chung quanh đều nói: “Không có”, như đều do một miệng nói ra.

1-5. Có người nước Yên không bị mê hoặc cho nên phải tắm phân chó. Người nước Yên này có bà vợ tư thông với một chàng trai. Anh chồng sáng sớm từ bên ngoài về nhà, chàng trai vừa lúc ấy đi ra. Người chồng nói: “Ông khách nào thế?”. Bà vợ nói: “Không có khách”. Hỏi những người chung quanh thì những người chung quanh đều nói như nhau. Bà vợ nói: “Ông bị loạn trí nên thay đổi rồi”. Bèn lấy phân chó tắm cho anh ta.

Một thuyết khác: Có người nước Yên tên là Lý Quý thích đi chơi xa. Bà vợ tư thông với trai. Lý Quý đột nhiên về. Người kia đang ở trong nhà. Bà vợ lo lắng. Người hầu gái trong nhà nói: “Bảo công tử ở trần và xoã tóc đi thẳng ra cửa. Bọn chúng tôi đều sẽ nói là không thấy”. Chàng trai theo kế này chạy nhanh ra cửa.

Quý hỏi: “Người nào thế?”. Những người trong nhà đều nói: “Không có”. Quý nói: “Ta thấy quỷ ư?”. Người hầu gái nói: “Phải rồi”. Anh ta hỏi: “Bây giờ làm thế nào?”. Đáp: “Lấy phân của năm giống súc vật mà tắm”. Quý nói: “Phải”. Bèn tắm phân. Có chỗ lại nói lấy nước cỏ lan tắm.

2-1. Nước Vệ có hai vợ chồng cầu thân. Bà vợ cầu: “Xin cho chúng tôi được bình yên và được một trăm tấm vải”. Người chồng hỏi: “Tại sao xin ít thế?”. Bà vợ nói: “Nếu được nhiều hơn thì ông sẽ mang vải đi mua thiếp về”.

2-2. Vua nước Kinh muốn cho các công tử đi làm quan ở các nước láng giềng. Đái Yết nói: “Không được”. Nhà vua nói: “Nếu cho các công tử đi làm quan ở các nước láng giềng thì các nước thế nào cũng trọng họ”. Đái Yết nói: “Con đi ra khỏi nước được trọng, được trọng thì sẽ bè đảng với cái nước trọng mình. Như vậy là dạy con tư thông với nước ngoài. Không tiện”.

2-3. Mạnh Tôn, Thúc Tôn, Quý Tôn nước Lỗ định hợp sức ức hiếp Chiêu Công để đoạt lấy nước nhà vua và chuyên cai trị. Ba họ Hoàn nước Lô bức bách nhà vua. Chiêu Công đánh họ Quý Tôn. Hai họ Mạnh Tôn và Thúc Tôn cùng nhau bàn mưu: “Có nên cứu không?”. Người đánh xe của họ Thúc Tôn nói: “Ta là bậc gia thần, làm gì biết việc chung. Có Quý Tôn hay không có Quý Tôn đối với ta cái nào có lợi hơn?”. Tất cả đều nói: “Không có Quý Tôn thì thế nào cũng không có Thúc Tôn, vậy thì phải cứu ông ta”. Họ bèn phá góc tây bắc vòng vây mà vào. Ba họ Hoàn (Mạnh Tôn, Thúc Tôn và Quý Tôn gộp lại là ba họ Hoàn vì đều là con cháu Lỗ Hoàn Công) họp làm một, Chiêu Công không thắng nổi chạy trốn sang nước Tề, rồi chết ở Can Hầu.

2-4. Công Thúc làm tướng quốc nước Hàn thân với nước Tề. Công Trọng rất được nhà vua trọng. Công Thúc sợ nhà vua cho Công Trọng làm tướng quốc, bèn khiến cho nước Tề và nước Hàn giao ước để đánh nước Nguỵ. Công Thúc nhân đó cho quân nước Tề vào thành Trịnh (kinh đô của Hàn) để ép nhà vua, củng cố địa vị của mình và giữ cho sự giao ước giữa hai nước được vững chắc.

2-5. Địch Hoàng là bầy tôi của vua Nguỵ nhưng lại thân với nước Hàn, bèn xin binh nước Hàn đánh nước Nguỵ. Lại nhân đó vì vua Nguỵ đi giảng hoà để cho mình được tôn trọng hơn.

2-6. Vua nước Việt đánh nước Ngô. Vua nước Ngô tạ tội và xin hàng phục. Vua Việt muốn cho Phạm Lãi, quan đại phu Văn Chủng nói: “Không được. Ngày xưa trời lấy nước Việt trao cho nước Ngô, nhưng nước Ngô không nhận, nay nếu cho Phù Sai trở về thì cũng là cái hoạ của trời. Trời đã lấy nước Ngô cho nước Việt thì ta phải lạy hai lạy mà nhận lấy, không nên cho vua Ngô hàng”. Thái tể Bí viết thư cho Văn Chủng nói: “Thỏ khôn chết thì chó giỏi bị nấu, nước địch bị diệt thì mưu thần chết. Sao ngài không thờ nước Ngô để làm cho nước Việt lo?”. Đại phu Chủng nhận thư đọc xong thở dài mà than: “Giết người đưa thư! Nước Việt và ta đều cùng chung số mệnh”.

2-7. Đại Thành Ngưu từ nước Triệu nói với Thân Bất Hại ở nước Hàn: “Nếu ông khiến cho nước Hàn làm cho tôi được trọng ở nước Triệu thì tôi xin lấy nước Triệu để làm cho ông được trọng ở nước Hàn. Như vậy là ông có hai nước Hàn mà tôi có hai nước Triệu”.

2-8. Tư Mã Hỷ là bầy tôi của vua Trung Sơn, nhưng lại thân với nước Triệu, thường đem mưu của Trung Sơn báo lén với vua Triệu.

2-9. Lữ Tương là bầy tôi của vua Nguỵ, nhưng lại thân với nước Tần, nước Kinh, nói bóng gió với nước Tần nước Kinh để đánh nước Nguỵ. Nhân đấy xin đi giảng hoà để cho mình được trọng hơn.

2-10. Tống Thạch là viên tướng nước Nguỵ Vệ Quân là viên tướng nước Kinh. Hai nước gây nạn. Hai người đều làm tướng. Tống Thạch viết thư cho Vệ Quân nói: “Hai đạo quân đương đầu với nhau, nhưng xin đừng đánh nhau. Đánh nhau thì thế không tồn tại cả hai. Đó là việc của hai ông vua mà thôi, còn tôi với ông không có thù oán riêng, những người thân nhau thì tránh nhau”.

2-11. Bạch Khuê làm tướng quốc nước Nguỵ Bão Khiển làm tướng quốc nước Hàn. Bạch Khuê nói với Bão Khiển: “Ông lấy nước Hàn để giúp đỡ cho tôi ở nước Nguỵ thì tôi sẽ lấy nước Nguỵ để giúp ông ở nước Hàn. Tôi được dùng mãi ở nước Nguỵ, ông được dùng mãi ở nước Hàn”.

3-1. Có quan trung đại phu nước Tề là Di Xạ được cùng uống rượu với nhà vua. Say quá đi ra, dựa vào cửa hành lang. Người coi cửa bị chặt chân nói: “Ngài có chút rượu cho tôi một giọt chăng?” Di Xạ nói: “Xéo đi! Kẻ bị hành hình sống sót còn dám xin rượu bậc trưởng giả ư?”. Người cụt chân rút lui.

Đến khi Di Xạ đi ra, người bị chặt chân đổ nước trước cửa thềm, trông giống như nước tiểu, Sáng hôm sau, nhà vua đi ra ngạc nhiên hỏi: “Ai đái đây?”. Người bị chặt chân trả lời: “Con không thấy. Nhưng tối hôm qua quan trung đại phu Di Xạ đứng ở đây”. Nhà vua mắng Di Xạ và giết.

3-2. Hai bầy tôi nước Nguỵ không thích Tế Dương Quân. Tế Dương Quân bèn làm cái lệnh giả sai người giả mệnh lệnh của nhà vua để tấn công mình. Nhà vua cho người hỏi Tế Dương Quân: “Ông giận nhau với ai?”. Đáp: “Thần không dám giận nhau với ai. Tuy nhiên, thường có hai người không thích thần nhưng không đủ để đến như thế này”. Vua hỏi những người chung quanh, những người chung quanh nói: “Cố nhiên”. Nhà vua do đó giết hai người kia.

3-3. Quý Tân và Viên Khiên oán nhau. Tư Mã Hy mới ghét Quý Tân, nhân đấy lén sai người giết Viên Khiên. Vua Trung Sơn cho là Quý Tân, nhân đấy giết Quý Tân.

3-4. Vua nước Kinh có người thiếp yêu là Trịnh Tụ. Vua nước Kinh mới được một người đẹp. Trịnh Tụ nhân đấy dạy người kia: “Nhà vua rất thích người ta che miệng”. Người đẹp vào yết kiến nhà vua nhân đấy cũng che miệng. Nhà vua hỏi tại sao. Trịnh Tụ nói: “Nàng ấy nói nàng không thích cái mùi của nhà vua”.

Gặp lúc nhà vua cùng với Trịnh Tụ và người đẹp ba người cùng ngồi, Trịnh Tụ nhân đấy dặn những người hầu: “Nhà vua nói gì thì phải nghe lệnh thi hành ngay”. Nhà vua bảo người mỹ nữ đến gần. Đến gần nhà vua người mỹ nữ mấy lần che miệng. Nhà vua nổi giận nói: “Xẻo mũi nó đi”. Người hầu nhân đấy rút dao xẻo mũi người mỹ nhân.

Một thuyết khác. Vua nước Nguỵ đưa đến cho vua nước Kinh một người đẹp. Vua nước Kinh rất thích. Phu nhân là Trịnh Tụ biết nhà vua thích nàng nên càng yêu quý nàng hơn nhà vua nữa, áo quần, đồ chơi phu nhân chọn những vật nàng thích để cho nàng. Nhà vua nói: “Phu nhân biết ta yêu người mới lại còn yêu nàng hơn quả nhân. Đó là cách người con hiếu thờ cha mẹ, người trung thần thờ vua vậy”. Phu nhân biết nhà vua không cho mình ghen, nhân đấy mới nói với người đẹp: “Bệ hạ rất thích em, nhưng ghét cái mũi của em. Em yết kiến bệ hạ nên thường che mũi thì sẽ được nhà vua yêu mãi”. Người đẹp bèn nghe theo, mỗi lần yết kiến nhà vua thường che mũi. Nhà vua hỏi phu nhân: “Người đẹp thấy quả nhân thường che mũi là tại làm sao?”. Trịnh Tụ đáp: “Tôi không biết”. Nhà vua hỏi vặn, phu nhân nói: “Tôi có lần nghe cô ta nói không thích mùi thối của nhà vua”. Nhà vua nổi giận nói: “Xẻo mũi nó đi”. Trước đấy phu nhân đã dặn những người hầu: “Nhà vua bảo điều gì thì phải làm ngay”. Những người hầu bèn rút dao xẻo mũi người mỹ nhân.

3-5. Phí Vô Cực là người ở gần quan lệnh doãn nước Kinh. Khích Uyển mới phục vụ quan lệnh doãn, quan lệnh doãn rất yêu. Phí Vô Cực nhân đấy nói với quan lệnh doãn: “Ngài yêu Khích Uyển sao không đặt tiệc rượu ở nhà ông ta một hôm?”. Vô Cực nói với Uyển: “Quan lệnh doãn rất ngạo và thích binh khí, ông phải cẩn thận tôn kính, trước tiên bày ngay binh khí cả dưới thềm và ở cửa”. Uyển vì vậy làm thế. Quan lệnh doãn đến nhà Uyển hoảng hốt, nói: “Có việc gì thế?”. Phí Vô Cực nói: “Ngài hãy rút lui. Tình hình chưa biết như thế nào”. Quan lệnh doãn cả giận đem quân đánh Khích Uyển và giết đi.

3-6. Tê Thủ và Trương Thọ thù oán nhau. Trần Nhu mới vào, không thích Tê Thủ bèn sai người ám sát Trương Thọ. Nguỵ Văn Hầu cho là Tê Thủ làm bèn giết Tê Thủ.

3-7. Nước Trung Sơn có người công tử nghèo, con ngựa gầy, cỗ xe rất hỏng. Những người chung quanh nhà vua có người không thích công tử bèn xin hộ công tử với nhà vua: “Công tử rất nghèo, ngựa rất gầy. Sao bệ hạ không cho thêm phần ăn cho con ngựa?”. Nhà vua không nghe, những người chung quanh nhân đấy đang đêm lén đốt vựa cỏ khô của ngựa. Nhà vua cho là do người công tử nghèo bèn giết công tử.

3-8. Nước Nguỵ có nhà nho già không được Tế Dương Quân thích. Có người khách có thù oán riêng với nhà nho già bèn tấn công ông ta và giết đi để lấy ơn với Tế Dương Quân, nói: “Tôi biết ông ta không hợp với ngài cho nên vì ngài giết ông ta”. Tế Dương Quân không xét thưởng cho người ấy. Một thuyết khác. Tế Dương Quân có viên quan nhỏ không được ông ta biết đến, muốn được nhà vua yêu. Nước Tề sai nhà nho già đào thuốc ở núi Mã Lê. Viên quan nhỏ của Tế Dương Quản muốn lập công, bèn vào yết kiến nhà vua và nói: “Nước Tề sai nhà nho già tìm thuốc ở núi Mã Lê, mượn tiếng lá tìm thuốc nhưng thực ra là rình nước của nhà vua. Nếu ngài giết ông ta thì sẽ có tội với nước Tề. Tôi xin siết”. Tế Dương Quân bảo: “Được”. Ngày hôm sau viên quan nhỏ tìm thấy nhà nho già ở phía bắc thành và đâm chết. Tế Dương Quân thân với viên quan nhỏ.

4-1. Trần Nhu là bầy tôi của nước Nguỵ chơi thân với vua nước Kinh, xui nước Kinh đánh nước Nguỵ. Nước Kinh đánh nước Ngụỵ, Trần Nhu bèn xin vì vua nước Nguỵ đi giảng hoà và nhân đó lấy cái thế lực của nước Kinh để làm tướng quốc nước Nguỵ.

4-2. Thời Hàn Chiêu Hầu lúa giống có lần rất cao. Chiêu Hầu sai người xét kho lúa. Viên lại coi kho quả nhiên ăn trộm lúa giống bán ra rất nhiều.

4-3. Chiêu Hề Tuất làm việc ở nước Kinh. Có người đốt kho lúa mà không biết là ai. Chiêu Hề Tuất sai viên lại bắt người bán cỏ tranh mà hỏi quả nhiên anh ta là người đốt kho.

4-4. Thời Chiêu Hy Hầu, người đầu bếp dâng món ăn nhưng trong canh có món gan còn sống. Chiêu Hầu gọi người phụ bếp đến mắng: “Tại sao ngươi bỏ gan sống vào canh của quả nhân?”. Người phụ bếp cúi đầu chịu tội nói: “Tôi trộm muốn loại anh đầu bếp”.

Một thuyết khác. Hy Hầu tắm, trong nước nóng có sạn. Hy Hầu hỏi: “Nếu người coi việc tắm bị mất chức thì có ai thay thế anh ta không?. Những người chung quanh nói: “Có”. Hy Hầu bảo: “Gọi nó đến”. Nhà vua mắng anh ta: “Tại sao mày bỏ sạn vào nước nóng?”. Anh ta đáp: “Người coi việc tắm mất chức thì thần được thay vào chỗ ấy cho nên thần bỏ sạn vào nước nóng cho anh ta mất chức”.

4-5. Thời Vân Công người đầu bếp dâng chả nhưng có tóc quấn vào. Văn Công gọi người đầu bếp lên mắng: “Nhà ngươi muốn cho quả nhân nghẹn hay sao mà lấy tóc quấn chả?”. Người đầu bếp cúi đầu lạy hai lạy mà thưa rằng: “Thần có ba tội đáng chết: Cầm viên đá mài dao, dao bén như kiếm Can Tương, cắt thịt, thịt đứt mà tóc không đứt, đó là một tội. Cầm dùi xuyên qua miếng thịt, thế mà không thấy sợi tóc, đó là tội thì hai. Đốt than trong lò, than lửa đều đỏ rực thế mà chả chín, tóc không cháy, đó là tội thì ba. Phải chăng trong nhà có kẻ ngầm ghét thần chăng?” Nhà vua nói: “Phải”. Bèn cho gọi người hầu trong điện đến mắng, quả nhiên biết được thủ phạm và trị anh ta.

Một thuyết khác. Tấn Bình Công đãi khách. Một viên quan nhỏ dâng chả lên có sợi tóc quấn vào, Bình Công xông tới định giết người đầu bếp không ai được trái lệnh. Người đầu bếp kêu trời nói: “Hỡi ôi! Thần có ba tội chết mà không tự biết hay sao?”. Bình Công hỏi: “Tại sao nói thế?”. Đáp: “Lưỡi dao của thần bén chặt xương như gió thổi cỏ rạp xuống thế mà sợi tóc không đứt, đó là một tội. Nướng chả trên than cây dâu thịt đỏ hoá trắng thế mà sợi tóc không cháy, đó là hai tội. Chả chín rồi, trố mắt nhìn nó mà tóc quấn vào chả, mắt lại không nhìn thấy, đó là tội chết thứ ba của thần. Xem chừng trong nhà có kẻ ghét thần chăng? Giết thần như vậy chẳng phải là quá vội sao?”.

4-6. Nhương Hầu làm tướng quốc nước Tần mà nước Tề mạnh. Nhương Hầu muốn lập vua Tần làm đế nhưng vua Tề không nghe. Ông ta bèn xin lập vua Tề làm đông đế, nhưng cũng không xong.

5-1. Thời Tấn Hiến Công nàng Ly Cơ được tôn quý ngang với hoàng hậu. Ly Cơ muốn lập con mình là Hề Tề thay thái tử Thân Sinh, bèn nói xấu Thân Sinh với nhà vua và giết đi. Kết quả lập Hề Tề làm thái tử.

5-2. Vua nước Trịnh đã lập thái tử, nhưng có người mỹ nhân được nhà vua yêu, muốn cho con mình được nối nghiệp. Phu nhân sợ bèn dùng thuốc độc giết nhà vua.

5-3. Chu Hu được trọng ở nước Vệ sánh ngang với nhà vua. Các quan và trăm họ sợ thế ông ta mạnh. Cuối cùng Chu Hu giết nhà vua và cướp đoạt quyền chính.

5-4. Công tử Triều là thái tử nước Chu. Em là công tử Căn rất được nhà vua nuông chiều. Nhà vua chết, công tử Căn lấy đất Đông Chu làm phần, chia nước Chu làm hai.

5-5. Sở Thành Vương cho Thương Thần làm thái tử, nhưng rồi lại muốn lập công tử Chức. Thương Thần làm loạn, kết quả giết Thành vương.

Một thuyết khác, Sở Thành Vương lập Thương Thần làm thái tử, nhưng sau đó lại muốn lập công tử Chức. Thương Thần nghe vậy, nhưng chưa tin, bèn nói với thầy học là Phan Sùng: “Làm thế nào để biết chắc?”. Phan Sùng nói: “Hãy mời Giang Vu dự tiệc mà không kính trọng ông ta”. Thái tử làm như vậy. Giang Vu nói: “Thực là đồ không ra gì! Nhà vua bỏ ông mà lập Chức là phải lắm!”. Thương Thần nói với Phan Sùng: “Đúng rồi!”.

Phan Sùng hỏi: “Ông có thể thờ anh ta không?”. Đáp: “Không thể được”. Hỏi: “Có thể trốn sang nước chư hầu không?”. Đáp: “Không được”. Hỏi: “Có thể làm việc lớn không?”. Đáp: “Có thể làm được”. Bèn lấy giáp binh ở trong nơi ở tấn công Thành Vương. Thành Vương xin được ăn chân gấu rồi chết, nhưng Thương Thần không cho, nên tự sát.

5-6. Hàn Khôi làm tướng quốc của Hàn Ai Hầu. Nghiêm Toại được nhà vua trọng. Hai người rất muốn hại nhau. Nghiêm Toại sai người đâm chết Hàn Khôi ở triều đình. Hàn Khôi chạy đến ôm lấy chân nhà vua, người giết đâm Hàn Khôi và đâm cả Ai Hầu chết.

5-7. Điền Hằng (tức Điển Thường) làm tướng quốc nước Tề. Hám Chi được Giản Công xem trọng. Hai người muốn giết nhau. Điền Hằng bèn thi hành chính sách ân huệ để lấy nước, cuối cùng giết Giản Công và đoạt lấy chính quyền.

5-8. Đái Hoan làm thái tể nước Tống. Hoàng Hỷ được nhà vua trọng. Hai người tranh nhau thờ vua và hại nhau. Hoàng Hỷ bèn giết vua nước Tống mà đoạt lấy chính quyền.

5-9. Hồ Đột nói: “Nhà vua yêu người trong cung thì thái tử nguy, nhà vua yêu người ở ngoài triều đình thì tướng quốc nguy”.

5-10. Vua nước Trịnh hỏi Trịnh Chiêu: “Thái từ thế nào?” Trịnh Chiêu nói: “Thái tử chưa sinh”. Nhà vua bảo: “Thái tử đã lập nhưng lại nói là chưa sinh là tại làm sao?”. Thưa: “Tuy thái từ đã lập nhưng nhà vua còn hiếu sắc không thôi. Người được nhà vua yêu có con trai thì thế nào nhà vua cũng yêu đứa con trai đó. Cho nên thần nói: Thái tử chưa sinh”.

6-1. Văn Vương cho Phí Trọng tiền và để cho anh ta ở cạnh vua Trụ, bảo anh ta can gián Trụ để làm rối loạn lòng nhà vua.

6-2. Vua nước Kinh cho người đi sứ sang nước Tần. Vua nước Tần tiếp đãi sứ giả rất lễ độ. Vua nước Tần nói: “Nước địch có người hiền là mối lo của nước mình. Nay sứ thần của nước Kinh rất hiền, quả nhân lo”.

THIẾU TRANG

Trong Nghi biện luận giỏi, Mậu thờ làm mười chức quan mà không bị tội, đó là cái hiền của Mậu”.

Nhà vua nói: “Cử người làm tướng quốc nước địch mà lại chọn người tướng quốc giỏi, tại sao lại không được?”. Can Tượng nói: “Trước đây, bệ hạ sai Thiệu Hoạt sang nước Việt, được năm năm mà làm cho nước Việt mất. Sở dĩ như vậy là vì nước Việt loạn mà nước Sở trị yên. Nay bệ hại lại quên dùng điều đó ở nước Tần, chẳng phải là bệ hạ quên cái quá nhanh đó sao?”. Nhà vua nói: “Như thế thì nên làm như thế nào?”. Can Tượng nói: “Không bằng cho Cộng Lập làm tướng quốc”. Nhà vua hỏi: “Tại sao lại có thể cho Cộng Lập làm tướng quốc?”. Can Tượng đáp: “Cộng Lập lúc nhỏ được yêu quý nuông chiều, lớn lên làm quan khanh, mang áo có ngọc ngâm cỏ đỗ nhược, đeo vòng ngọc, nghe chính sự ở triều đình. Ông ta lại có lợi trong việc làm cho nước Tần có loạn”.

6-5. Nước Ngô định đánh nước Kinh. Tử Tư khiến người phao tin ở nước Kinh rằng: “Nếu Tử Kỳ được dùng thì sẽ đánh nước Kinh còn nếu Tử Thường được dùng thì sẽ để yên”. Người nước Kinh nghe vậy bèn dùng Tử Thường mà bỏ Tử Kỳ. Người Ngô đánh nước Kinh và thắng.

6-6. Tấn Hiến Công đánh nước Ngu và nước Quắc, bèn sai đem cỗ xe ngựa đất Khuất sản và ngọc bích Thuỳ Cức, hai đội nữ nhạc mỗi đội tám người để làm loạn ý nhà vua và làm loạn chính sự hai nước.

6-7. Thúc Hướng gièm pha Trành Hoằng, giả vờ làm một bức thư của Trành Hoàng gửi cho Thúc Hướng nói: “Xin ngài nói giúp tôi với vua Tấn rằng chuyện tôi với nhà vua giao ước làm đã đến lúc làm được. Tại sao nhà vua không gửi binh đến ngay?”. Thúc Hướng giả vờ bỏ rơi bức thư ở sân chầu vua nhà Chu và vội vã ra về. Vua nhà Chu cho là Trành Hoằng đã làm phản mình nên giết Trành Hoằng.

6-8. Trịnh Hoàn Công muốn đánh nước Khoái. Trước đấy hỏi họ tên những người hào kiệt, những bầy tôi giỏi, những người biện luận sáng suốt, những người dũng cảm, chọn những đất tốt, ruộng tốt của nước Khoái để cho họ và chép trong một quyển sổ những chức tước sẽ dành cho họ. Sau đó ông lập một đàn tế ở ngoài cửa thành để chôn quyển sổ và lấy máu gà, máu lợn bôi lên trông như một tờ thề ước. Vua nước Khoái cho là nước mình có nạn bên trong nên giết hết những bầy tôi giỏi. Hoàn Công đánh và chiếm được nước Khoái.

6-9. Người lùn nước Tần chơi bời thân biết với vua nước Kinh, lại ngầm giao hảo với người chung quanh của vua nước Kinh. Bên trong anh ta được Huệ Văn Quân trọng. Nước Kinh bàn mưu gì anh ta cũng thường nghe trước và báo với Huệ Vân Quân.

6-10. Quan huyện lệnh đất nghiệp và Tương Từ ngầm giao hiếu với những người chung quanh của vua nước Triệu. Vua nước Triệu bàn mưu đánh đất Nghiệp, Tương Từ biết tin báo trước cho vua Nguỵ biết. Vua Nguỵ lo phòng bị, nước Triệu lần nào cũng phải thôi việc đánh.

6-11. Thời Tự Vệ Quân có người ở chung quanh quan huyện lệnh. Quan huyện lệnh mở cái nệm ra thấy chiếc chiếu đã rách nát. Tự Quân sai người cho quan huyện lệnh một chiếc chiếu và bảo: “Ta nghe nói nhà ngươi hôm nay mở cái nệm ra thì chiếu đã rách tã, nên ta ban cho nhà ngươi chiếc chiếu”. Quan huyện lệnh cả sợ cho nhà vua là thần.

Chú thích[sửa]

[36] Trong phần Kinh không nói đến mục này. Chắc là do đời sau thêm vào.

[37] Lão tử: “Con cá không thể thoát ra khỏi vực” (Đạo đức kinh).