Bước tới nội dung

Nhà Hạ

Tủ sách mở Wikibooks

Nhà Hạ hay Triều Hạ (tiếng Trung: 夏朝; Hán-Việt: Hạ triều; bính âm: Xià Cháo, khoảng thế kỷ 21 TCN-khoảng thế kỷ 16 TCN là triều đại Trung Nguyên đầu tiên theo chế độ thế tập . Một liên minh nhiều bộ lạc có hình thức tù trưởng phức tạp.

Đây là triều đại được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đã xây dựng nên các di tích cung điện, đô thị tại văn hoá Nhị Lý Đầu. Các di tích tại đây chứng thực rằng đã tồn tại nền văn minh nông nghiệp trình độ cao với một triều đại cai trị từ 4000 năm trước, khớp với mô tả trong Sử kí Tư Mã Thiên

Căn cứ theo ghi chép trong sách sử thì Tam Đại gồm Hạ, Thương, Chu đều là vương triều phong kiến phân quyền, quân chủ và chư hầu chia nhau mà cai trị,[3] và triều Hạ là vương triều phong kiến thị tộc thế tập đầu tiên. Trong các văn vật thời kỳ Hạ, có số lượng nhất định lễ khí làm bằng đồng thanh hoặc ngọc,[5][6] niên đại của chúng ước tính là vào cuối Thời đại đồ đá mới, đầu Thời đại đồ đồng.

Do chưa tìm thấy văn tự nên chưa chứng thực được rằng triều đình này có thực sự tên là "Hạ" hay không.Người Hán đời sau thường tự xưng là người "Hoa Hạ"


Tham khảo

[sửa]