Bước tới nội dung

Kinh Dịch

Tủ sách mở Wikibooks

Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: I Jing, Yi Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của Trung Hoa do Khổng tử biên soạn . Một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại, tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch) .

Kinh Dịch được chia thành hai phần là "Kinh" và "Truyện". Phần "Kinh" nguyên có tên là Chu Dịch, còn phần "Truyện" là phần chú giải, lý thuyết và cách sử dụng phần "Kinh".

Giới học thuật hiện nay cho rằng tác phẩm này được hình thành và phát triển từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Ban đầu, Kinh Dịch chỉ là một cuốn cẩm nang bói toán vào thời Tây Chu (khoảng 1000–750 TCN). Trải qua thời Chiến Quốc tới thời Tần–Hán (khoảng 500–200 TCN), Kinh Dịch dần trở thành một tác phẩm vũ trụ luận, với phần luận giải triết lý được gọi là "Thập Dực". Từ thế kỷ thứ 2 TCN, Kinh Dịch chính thức trở thành một trong Ngũ kinh của Nho giáo, đóng vai trò then chốt trong việc thực hành chiêm bốc tại Đông Á và được các nho gia bình chú qua nhiều thế hệ.