Khí
Khí là Hơi (Nhiệt) mang theo năng lượng là nguồn gốc sinh lực của vạn vật vũ trụ . Mọi vật đều có năng lượng nhiệt riêng gọi là Thân nhiệt . Thí dụ của Khí Mặt Trời, Mặt Trăng, Lửa , Điện ...
Khí trong Tự nhiên
[sửa]Quan sát hiện tượng Trời Trăng, ta thấy Hiện tượng mọc lặn , hiện tượng tỏa khí hết ngày này sang ngày khác không ngừng nghỉ
- Hiện tượng mọc lặn của Trời Trăng . "Khi Mặt Trời mọc , thì Mặt Trăng lặn . Khi Mặt Trăng mọc, thì Mặt Trời lặn" .
- Hiện tượng tỏa khí của Trời Trăng . "Khi Mặt trời mọc thì nóng . Khi Mặt trời lặn thì lạnh "
Từ đó ta thấy , Trời và Trăng có 2 tánh đối nghịch nên được gọi là Lưỡng tánh Âm Dương
Quan sát các hiện tượng trên bầu trời vào Sáng, Trưa, Chiều, Tối ta thấy
- Buổi sáng, Mặt Trời mọc ở Hướng Đông mang theo Hơi Ấm (Dương Khí) - Sinh
- Buổi trưa, Mặt trời lên đỉnh ở hướng Bắc mang theo Hơi Nóng (Dương Khí) - Thịnh
- Buổi chiều, Mặt trời xuống đỉnh ở Hướng Nam mang theo Hơi Mát (Âm Khí) - Suy
- Buổi tối Mặt Trời lặn ở Hướng Tây mang theo Hơi lạnh (Âm Khí) - Diệt
Đây là 4 quá trình vận động của Trời tương ứng với 4 Quá trình hình thành , phát triển , suy thoái và hủy diệt . Tóm lại, 4 quá trình Sinh, Thịnh, Suy,Diệt của vạn vật có cá tánh đối nghịch
Tính âm dương của khí
[sửa]Khí tồn tại ở 2 dạng
- Âm Khí . Khí có nhiệt lượng lạnh ở Nhiệt độ thấp như Địa khí (Khí đất) từ Mặt đất
- Dương Khí . Khí có nhiệt lượng nóng ở Nhiệt độ cao như Thiên khí (Khí trời) từ Mặt trời
Quy luật Khí
[sửa]Theo Kinh dich. vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định luật phổ quát
- Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng. - Sinh ra , Trưởng thành , Suy thoái, Ẩn tàng
Theo Trương Hoành Cừ
- Khí tụ thành hình, khí tán hình hoại, muôn vật trở lại Thái Hư. -Khí tụ thành, Khí tán hoại . Mọi vật trở về Hư không
Theo Lão tử
- Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật - Nhứt sinh nhị, Nhị sinh tam , Tam sinh vạn vật
Lúc ban đầu sự hình thành của vũ trụ vạn vật được bắt nguồn từ một khối “Khí” đầu tiên gọi là Khí Thái Cực bành trướng vô cùng tận chứa đựng trong không gian khí gọi là Không khí . Qua quá trình vận động của Khí khi tỉnh khi động, khối “Khí” này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: Khí Âm (Âm khí) và Khí Dương (Dương khí) ” được gọi là Lưỡng Nghi.
Hai nhóm “Khí Âm” và “Khí Dương” này chạm vào nhau để sanh ra khí thứ ba mà Lão Tử gọi là [[ ]] (Xung Khí). Từ đó, vũ trụ vạn vật được hình thành