Hy lạp giáo
Hy lạp giáo là một tôn giáo ở Hy lạp được hình thành vào khỏang do [[]] sáng lập hình thành . Hy lạp giáo là một tôn giáo đa thần tin tưởng và tôn thờ nhiều thần cả nam lẫn nữ . Tôn giáo Hy Lạp cổ đại bao gồm bộ sưu tập tín ngưỡng, nghi lễ và thần thoại bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại dưới hình thức cả tôn giáo công cộng và tập tục tôn giáo phổ biến.
Tập tục tôn giáo của người Hy Lạp đã vượt ra khỏi Hy Lạp đại lục, đến các đảo và bờ biển Ionia ở Tiểu Á, đến Magna Graecia (Sicily và miền nam nước Ý), và đến các thuộc địa Hy Lạp rải rác ở Tây Địa Trung Hải, như Massalia (Marseille). Các tôn giáo đầu tiên của Ý như Etruscan chịu ảnh hưởng của tôn giáo Hy Lạp trong việc hình thành phần lớn tôn giáo La Mã cổ đại.
Lịch sử hình thành và phát triển Hy lạp giáo
[sửa]Hy Lạp là cái nôi của văn minh phương tây. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, những đồng bằng trù phú và các thành phố lớn như Athens ra đời sớm. Thương mại cũng phát triển từ rất sớm với các hải cảng và đảo rải rác trên biển Egée. Đó là nơi hội tụ những điều kiện hết sức thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần, bao gồm triết học, phát triển mạnh mẽ .Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại
Người Hy Lạp được cho là đã di chuyển về phía nam về phía bán đảo Balkan thành vài đợt vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, lần cuối vào lúc cuộc xâm lăng của người Dorian.
Thời kỳ từ 1100 - 1600 TCN được miêu tả trong Lịch sử của Hy Lạp Mycenae là triều đại của vua Agamemnon và cuộc chiến thành Troia được kể trong các bản Anh hùng ca của Homer.
Thời kỳ từ 1100 TCN đến thế kỷ VIII TCN là một Thời kỳ tăm tối với không một tư liệu nào được giữ lại, và rất hiếm bằng chứng khảo cổ còn lại. Các tư liệu cấp hai và ba như Lịch sử của Herodotus, Mô tả về Hy Lạp của Pausanias, Bibliotheca của Diodorus và Chronicon của Jerome, miêu tả sơ lược lịch sử và danh sách các vua của thời kỳ này.
Lịch sử của Hy Lạp cổ đại thường được kết thúc với sự chấm dứt của triều đại Alexandros Đại Đế, người chết năm 323 TCN. Những sự kiến sau đó được miêu tả trong Hy Lạp thời cổ.
Quan niệm Hy lạp giáo
[sửa]- Tin tưởng sự hiện hữu của Thần linh
- Hy lạp giáo thờ đa thần cả nam lẫn nữ
- Triết học được dùng trong việc lý giải các hiện tượng trong vũ trụ vạn vật
- Thành tựu nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện ở việc nó là mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này, đáng kế nhất là sự ra đời của chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác và phép biện chứng tự phát, ngây thơ
Thần thoại Hy lạp
[sửa]Thần thoại Hy Lạp cho rằng, từ thuở xa xưa, vũ trụ chỉ là một cõi hổn độn vô biên chìm trong bóng tối và chưa thể nào tồn tại sự sống
Thần nguyên thủy Thần taọ hóa
[sửa]Thần Cha Trời - Chaos thấy thế giới như vậy là quá u tối nên quyết định tạo ra sự sống cho vạn vật, khai nguồn ánh sáng cho vũ trụ.
Thế giới các vi. thần
[sửa]Thần Chaos ngay trên cơ thể của mình đã sinh ra Thần Mẹ Đất - Gaia nữ thần đã đem sự sống đến cho muôn loài trên trái đất . Nếu Thần Mẹ Đất - Gaia cai trị trên bề mặt Trái đất thì lại có một vị thần khác được sinh ra dưới lòng sâu thẳm đó là Thần Địa Ngục - Tartaros cai trị Khoảng cách từ mặt đất đến dưới lòng đất
Thần Cha Trời - Chaos lại tiếp tục sinh ra một vị thần khác mang tên là Thần Tình Ái - Eros đem đến một luồng sinh khí mới tràn ngập yêu thương cho trái đất. Không dừng lại ở đó thần Chaos tiếp tục sinh ra vị Thần Vĩnh Hằng - Erebos , rồi tiếp nữa lại sinh ra nữ Thần Bóng Đêm - Nycx. Thần Bóng Đêm - Nycx kết hợp với Thần Vĩnh Hằng - Erebos sinh ra vị thần không khí và ánh sáng, là Thần không khí - Aithe. Và Thần Ánh sáng -Hemera mang ánh sáng soi rọi khắp trái đất, cho vạn vật tươi tốt. Cũng từ đó, thế giới xuất hiện ngày và đêm.
Thần Mẹ Đất - Gaia sinh ra thần bầu trời trải rộng thăm thẳm, hay còn có tên gọi khác là Thần bầu trời - Uranus, thần mở rộng vòng tay bao bọc lấy cả quả đất rộng lớn như vỗ về chăm sóc cho sự sống muôn loài. Sau khi có cả đất và trời, nữ thần Gaia lại tiếp tục sinh thêm Thần Biển cả - Pontos, vị thần này có chức năng mang nước về tưới mát trái đất, tạo những con sóng quanh năm vỗ rì rầm như lời ru của đất mẹ.
Sau đó, Thần Mẹ Đất - Gaia lại cùng với đứa con Uranus của mình, hòa hợp giữa trời và đất để sinh ra những đứa con, bao gồm 12 vị thần khổng lồ Titan và Titanide: gồm 6 nam thần Titan (Oceanus, Coeus, Crius, Iapetus, Hyperion và Cronus) và 6 nữ thần Titanide (Theia, Themis, Tethys, Phoebe, Mnemosyne và Rhea). Tiếp đó là 3 tên khổng lồ một mắt - Cyclops bao gồm: Sét - Brontes, Sấm - Steropes và Chớp - Arges . và 3 quái vật khổng lồ - Hecatonchire với 100 cánh tay và 50 cái đầu bao gồm Cottus, Briareus, Gyges. Các vị Thần Titan ra đời
Sau đó, Thần Mẹ Đất - Gaia lại sanh ra 12 thần Olympia
- Zeus, Hera, Poseidon, Demeter, Athena, Ares, Aphrodite, Apollo, Artemis, Hephaestus, Hermes cùng với các nữ thần
Cuộc chiến giữa các vị thần
[sửa]Uranus căm thù những đứa con quỷ khổng lồ, bèn tống chúng xuống địa ngục sâu thẳm. Gaia thương lũ Cyclops và Hecatonchires, bèn tìm đến những người con Titan xúi chúng chống lại cha. Chẳng đứa con nào dám làm chuyện đó, trừ người con út là Cronus.
Cronus được mẹ Gaia giao cho chiếc lưỡi hái, nhân lúc Uranus ngủ say đã chém người cha và lên ngôi vua của các thần. Tương truyền, máu của Uranus rơi xuống đất sinh ra lũ khổng lồ Gigantos và nữ thần Erinyes,sau đó rơi xuống biển sinh ra Aphrodite – nữ thần của tình yêu và sắc đẹp.
Nữ thần Bóng Đêm - Nyxc thấy Cronus lật đổ cha mình, rất tức giận nên đã sinh ra nhiều vị thần khủng khiếp để trừng trị Cronus. Đó là hàng loạt các vị thần: Thần Chết - Thanatos, Nữ thần Bất Hoà - Erys, Nữ thần Dối Trá - Ates, Nữ thần Tàn Sát - Kes, Thần Ngủ - Hypnos cùng với bầy đoàn bóng ma tăm tối, Nữ Thần Báo Thù - Nemetys và nhiều thần khác. Các vị thần này có nhiệm vụ đi gieo rắc những điều tăm tối và nỗi kinh hoàng, sự dối trá vào thế giới mà thần Cronus đang cai trị.
Sau đó, Cronus lấy thần Rhea, nhưng Cronus được lời tiên tri sẽ bị chính con sát hại và chiếm ngôi. Cronus luôn lo sợ lịch sử sẽ tái diễn nên hễ Rhea sinh ra người con nào thì lập tức bị nuốt ngay vào bụng. Mãi cho đến khi Rhea sinh ra được Zeus và Hera, do Rhea đã đánh tráo Zeus với một hòn đá nên Cronus chỉ nuốt được mỗi Hera.
Thời gian trôi qua, Zeus đã trở thành một nam thần hùng mạnh, tài giỏi nhưng nếu chỉ có vậy thì vẫn không thể đối đầu với người cha Cronus. Chính vì vậy, Zeus đã khôn ngoan đi tìm lời khuyên của Thần Thận trọng , Thông minh- Metix, . Được thần Metix chỉ lối, Zeus đã tới địa ngục và giải cứu cho các vị thần Cyclops, Hecatoncheire - những người đã bị Cronus tống trở lại địa ngục do lo sợ sức mạnh của họ có thể ảnh hưởng tới ngôi vị của mình.
Lúc này, với tài năng và đôi tay khéo léo của mình, các vị thần nói trên đã rèn tặng Zeus vũ khí là sấm, chớp và sét. Cây đinh ba huyền thoại được dành cho Poseidon và Hades nhận được chiếc mũ tàng hình.Cuối cùng, các Titan không chịu nổi sự bao vây từ phía phe thần Zeus nên buộc phải đầu hàng, chúng bị tống vào chính Địa ngục tăm tối do chính các quỷ thần 100 tay, 50 cái đầu đáng sợ canh giữ. Riêng thần Atlas đã bị thần Zeus phạt bắt phải nâng đỡ bầu trời trên vai suốt đời, không một ai thay thế nổi.
Về phía phe chiến thắng, sáu anh em họ chia nhau cai quản khắp thế gian. Zeus sẽ là chúa tể bầu trời, Poseidon cai quản biển cả còn Hades sẽ lo về địa ngục. Ngoài ra, ba anh chị em khác của Zeus là Hera, Demeter, Hestia lần lượt phụ trách hôn nhân gia đình, mùa màng nông nghiệp và bếp lửa gia đình.
Nữ thần Gaia dù ban đầu cưu mang Zeus trước khi ông lật đổ Cronus, nhưng về sau chứng kiến cách Zeus trừng phạt các Titan, bèn tức giận quyết định dạy cho Zeus một bài học. Gaia đã sai lũ quỷ khổng lồ Gigantos báo thù cho các Titan, nhưng Zeus đã đánh bại chúng.
Sau đó, nữ thần vẫn nuôi oán hận trong lòng, cùng Tartarus sinh ra con quái vật Typhon tấn công đỉnh Olympus, nhưng một lần nữa bại trận dưới tay vua của các thần. Sau năm lần bảy lượt mưu toan, cuối cùng Gaia cũng chịu nằm yên. Nữ thần trở về là vị nữ thần của đất đai hiền hòa, được chư thần và loài người kính trọng, tôn thờ.
Nữ thần Gaia được cho là nguồn gốc của những lời tiên tri ở đền thờ Oracle ở Delphi. Nữ thần truyền quyền năng của mình, tùy theo những dị bản, cho Apollo, Poseidon và Themis. Tuy nhiên, Apollo là người nổi tiếng nhất về những lời tiên tri ở Delphi, vì đã giết một đứa con của Gaia làPython. Vì điều này, Hera trừng phạt Apollo bằng cách bắt làm người chăn cừu cho vua Admetus trong 9 năm.
Triết học Hy lạp
[sửa]Thành tựu nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện ở việc nó là mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này, đáng kế nhất là sự ra đời của chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác và phép biện chứng tự phát, ngây thơ
Những hình thức đầu tiên của Chủ nghĩa duy vật và Phép biện chứng trong lịch sử triết học nhân loại. Nó gắn chặt với tên tuổi và sự nghiệp của các nhà triết học: Talét (khoảng 624- 547 TCN), Đêmôcơrít (khoảng 460-370 TCN), Plantôn (427-347 TCN): Arixtốt (384- 322 TCN), Êpiquya (341- 270 TCN),…
Triết gia Hêraclit (520 – 460 tr. CN)
[sửa]Hêraclit là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại. Khác với các nhà triết học phái Milê, Hêraclit cho rằng
- Không phải là nước, apeirôn, không khí, mà chính lửa (Hay Nhiệt) là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật
Lửa (hay Nhiệt) không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyên sinh ra chúng . Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái thí dụ như trao đổi vàng đổi lấy hàng hóa và mua bán hàng hóa tạo ra vàng.
Hêraclit thừa nhận
- Sự tồn tại của một thực thể thống nhất trong cân bằng giửa các mặt đối lập .
Mặt trời tạo nhiệt nóng, Mặt trăng tao nhiệt lanh . Cái chết của lửa sinh ra không khí, cái chết của không khí sinh ra nước . Cái chết của nước sinh ra không khí, cái chết của không khí sinh ra lửa . Sự chết của vật này sinh ra sự sống của vật khác . Vạn vật trong vũ trụ là một thực thể thống nhất cân bằg giửa các mặt đối lập
Dưới con mắt của Hêraclit,
- Mọi sự vật trong thế giới của chúng ta đều thay đổi, vận động, phát triển không ngừng . .
Vũ trụ không phải do chúa Trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra. Vũ trụ là một thể thống nhất cân bằng, nhưng trong lòng nó luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, các lực lượng đối lập nhau. Nhờ các cuộc đấu tranh đó mà mới có hiện tượng sự vật này chết đi, sự vật khác ra đời. Điều đó làm cho vũ trụ thường xuyên phát triển và trẻ mãi không ngừng. Vì thế, đấu tranh là vương quốc của mọi cái, là quy luật phát triển của vũ trụ. Bản thân cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn diễn ra trong sự hài hoà nhất định.
Luận điểm bất hủ của Hêraclit
- Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông
Đêmôcrít (khoảng 460 – 370 tr. CN)
[sửa]Đêmôcrít là đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Nổi bật trong triết học duy vật của Đêmôcrít là thuyết nguyên tử.
Thuyết nguyên tử cho rằng
- Nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và không thể cảm nhận được bằng trực quan. Nguyên tử là vĩnh cửu, không thay đổi, trong lòng nó không có cái gì xảy ra nữa . Các sự vật là do các nguyên tử liên kết lại với nhau tạo nên
Nguyên tử có vô vàn hình dạng. Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật. Nguyên tử tự thân, không vận động, nhưng khi kết hợp với nhau thành vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng.
Theo Đêmôcrít,
- Linh hồn là một dạng vật chất, được cấu tạo từ các nguyên tử đặc biệt luôn luôn động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động .
Do đó, linh hồn có một chức năng quan trọng là đem lại cho cơ thể sự khởi đầu vận động. Trao đổi chất với môi trường bên ngoài cũng là một chức năng của linh hồn và được thực hiện thông qua hiện tượng thở của con người. Như vậy, linh hồn là không bất tử, nó chết cùng với thể xác.
Đêmôcrít phân nhận thức con người thành 2 dạng nhận thức cơ bản
- Nhận thức cảm nhận Nhận thức đem lại do cơ quan cảm giác là loại nhận thức mờ tối, chưa đem lại chân lý.
- Nhận thức lý tính là nhận thức thông qua phán đoán và cho phép đạt chân lý, vì nó chỉ ra cái khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, tính đa dạng của thế giới là do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử.
Đêmôcrít đã có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Theo ông,
- Phẩm chất con người không phải ở lời nói mà ở việc làm. Hạnh phúc của con người là ở khả năng trí tuệ
Con người cần phải thực hành những công việc có đạo đức có lợi cho mình và cho người để đạt đến hạnh phúc mà không bị người ghen ghét , tranh giành . Còn hạnh phúc của con người là ở khả năng trí tuệ có khả năng phân biệt đúng sai để tránh lỗi lầm , khỏi đi vào con đường tội lỗi
Platôn (427 – 347 tr. CN)
[sửa]Platôn là nhà triết học theo Chủ nghỉa duy tâm khách quan.
Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platôn là học thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này, Platôn đưa ra quan niệm về hai thế giới: thế giới các sự vật cảm biết và thế giới ý niệm.
- Thế giới cảm biết các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có cái gì ổn định, bền vững, hoàn thiện.
- Thế giới ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn, chân thực và các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm.
Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm.
- Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết và sinh ra thế giới cảm biết.
Ví dụ: cái cây, con ngựa, nước… là do ý niệm siêu tự nhiên về cái cây, con ngựa, nước… sinh ra. Hoặc khi nhìn các sự vật thấy bằng nhau là vì trong đầu ta đã có sẵn ý niệm về sự bằng nhau.
Từ quan niệm trên, Platôn đưa ra khái niệm “tồn tại” và “không tồn tại”.
- “Tồn tại” theo ông là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất.
- “Không tồn tại” là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất.Như vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại của Platôn mang tính chất duy tâm khách quan rõ nét.
Lý luận nhận thức của Platôn cũng có tính chất duy tâm. Theo ông,
- Tri thức là cái có trước các sự vật cảm biết mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó .
Do vậy nhận thức con người không phải là phản ánh các sự vật của thế giới khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã lãng quên trong quá khứ. Trên cơ sở đó, Platôn phân hai loại tri thức Tri thức đúng đắn và Tri thức mờ nhạt.
- Tri thức đúng đắn là tri thức ý niệm, tri thức của linh hồn trước khi nhập vào thể xác và có được nhờ hồi tưởng.
- Tri thức mờ nhạt là tri thức lẫn lộn đúng sai, là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, ở đó không có chân lý.
Những quan niệm về xã hội của Platôn thể hiện tập trung trong quan niệm về nhà nước lý tưởng.
- Ông đã phê phán ba hình thức nhà nước trong lịch sử và xem đó là những hình thức xấu. 1) Nhà nước của bọn vua chúa Nhà nước Phong kiến xây dựng trên sự khát vọng giàu có, ham danh vọng đưa tới sự cướp đoạt. 2) Nhà nước quân phiệt Nhà nước Quân chủ là nhà nước của số ít kẻ giàu có áp bức số đông, nhà nước đối lập giữa giàu và nghèo đưa tới các tội ác. (3) Nhà nước dân chủ Nhà nước Dân chủ là nhà nước tồi tệ, quyền lực thuộc về số đông, sự đối lập giàu – nghèo trong nhà nước này hết sức gay gắt.
- Còn trong nhà nước lý tưởng Nhà nước Tư bản, sự tồn tại và phát triển của nhà nước dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội.
Arixtốt (384 – 322 tr. CN)
[sửa]Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác coi Arixtốt là bộ óc bách khoa nhất trong số các nhà tư tưởng cổ đại Hy Lạp. Triết học của ông cùng với triết học của Đêmôcrít và Platôn làm nên giai đoạn phát triển cao nhất của triết học Hy Lạp.
Lễ hội Hy lạp
[sửa]Lễ Hội Carnival Patras (Patras Carnival)
[sửa]Nguồn gốc: Lễ hội Carnival Patras có nguồn gốc từ thế kỷ 19, lấy cảm hứng từ các lễ hội hóa trang của Ý. Ban đầu, nó chỉ là một sự kiện nhỏ nhưng đã phát triển thành lễ hội lớn nhất Hy Lạp và một trong những lễ hội hóa trang lớn nhất châu Âu.
Ý nghĩa: Carnival Patras diễn ra trước mùa chay Lent, là thời gian để mọi người vui chơi và tận hưởng trước khi bước vào giai đoạn kiêng ăn thịt và tĩnh tâm.
Hoạt động: Lễ hội bắt đầu với “Triantafyllo” – lễ khai mạc với nhiều màn trình diễn nghệ thuật và ánh sáng. Sau đó là các cuộc diễu hành hóa trang rực rỡ, các buổi biểu diễn âm nhạc, nhảy múa và nhiều cuộc thi thú vị như “Treasure Hunt” (săn kho báu) nơi người tham gia phải tìm các vật phẩm được giấu khắp thành phố. Sự kiện còn có các hoạt động dành cho trẻ em và kết thúc với lễ đốt hình nộm “King Carnival” trên bờ biển, tạo nên một không khí lễ hội sôi động và đầy màu sắc.
Lễ Hội Phục Sinh (Greek Easter)
[sửa]Nguồn gốc: Phục Sinh ở Hy Lạp được tổ chức từ thời kỳ Byzantine, kết hợp các nghi lễ Kitô giáo và các phong tục truyền thống Hy Lạp. Đây là lễ hội tôn giáo quan trọng nhất trong năm của người Hy Lạp.
Ý nghĩa: Lễ hội Phục Sinh kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu, biểu tượng của sự sống mới và hy vọng. Đây là thời điểm để mọi người quây quần bên gia đình và tham gia vào các nghi lễ tôn giáo.
Hoạt động: Lễ hội bắt đầu với “Holy Week” (tuần lễ thánh), diễn ra các nghi lễ tại nhà thờ và các cuộc diễu hành tôn giáo. Vào đêm Phục Sinh, mọi người tham gia lễ nến và các buổi cầu nguyện. Lễ nến vào đêm Phục Sinh là khoảnh khắc quan trọng nhất, khi nhà thờ đột ngột tối đi và nến được thắp sáng, biểu trưng cho ánh sáng của Chúa Giêsu. Sau đó, bắn pháo hoa và các cuộc ăn mừng diễn ra khắp nơi. Các gia đình tụ tập ăn mừng với bữa tiệc Phục Sinh gồm các món ăn truyền thống như Magiritsa (súp thịt cừu) và Tsoureki (bánh mì ngọt), và trò chơi đập trứng đỏ để chúc may mắn cho nhau.
Lễ Hội Athens & Epidaurus (Athens & Epidaurus Festival)
[sửa]Nguồn gốc: Bắt đầu từ năm 1955, lễ hội Athens & Epidaurus được tổ chức tại các địa điểm cổ đại như nhà hát Epidaurus và Odeon of Herodes Atticus. Đây là một trong những lễ hội nghệ thuật lâu đời và uy tín nhất của Hy Lạp.
Ý nghĩa: Lễ hội tôn vinh nghệ thuật và văn hóa Hy Lạp, mang đến cơ hội khôi phục và trình diễn các vở kịch cổ điển và hiện đại.
Hoạt động: Lễ hội bao gồm các buổi biểu diễn kịch, opera, nhạc cổ điển và nhạc đương đại. Các tác phẩm nổi tiếng của Sophocles, Euripides và Aristophanes thường được trình diễn tại đây, thu hút nhiều nghệ sĩ và khán giả từ khắp nơi trên thế giới. Các buổi biểu diễn diễn ra trong khung cảnh hùng vĩ của các nhà hát cổ đại, mang đến trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và tuyệt vời.
Lễ Hội Athens & Epidaurus (Athens & Epidaurus Festival)
[sửa]Nguồn gốc: Bắt đầu từ năm 1955, lễ hội Athens & Epidaurus được tổ chức tại các địa điểm cổ đại như nhà hát Epidaurus và Odeon of Herodes Atticus. Đây là một trong những lễ hội nghệ thuật lâu đời và uy tín nhất của Hy Lạp.
Ý nghĩa: Lễ hội tôn vinh nghệ thuật và văn hóa Hy Lạp, mang đến cơ hội khôi phục và trình diễn các vở kịch cổ điển và hiện đại.
Hoạt động: Lễ hội bao gồm các buổi biểu diễn kịch, opera, nhạc cổ điển và nhạc đương đại. Các tác phẩm nổi tiếng của Sophocles, Euripides và Aristophanes thường được trình diễn tại đây, thu hút nhiều nghệ sĩ và khán giả từ khắp nơi trên thế giới. Các buổi biểu diễn diễn ra trong khung cảnh hùng vĩ của các nhà hát cổ đại, mang đến trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và tuyệt vời.