Bước tới nội dung

Hồi giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi hay là đạo Islam[note 1] (tiếng Ả Rập: الإسلام, đã Latinh hoá: al-ʾIslām) là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (Allah) và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa.

Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn 2 tỷ người theo đạo Hồi, tương đương 25% dân số thế giới và họ thường được gọi là người Hồi giáo. Hồi giáo chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia.

Hình thành và phát triển

[sửa]

Người Hồi giáo tin rằng Hồi giáo là phiên bản hoàn chỉnh và phổ quát của một đức tin nguyên thủy đã được tiết lộ nhiều lần trước đây thông qua các Thiên sứ hay nhà tiên tri bao gồm Adam, Abraham, Moses và Jesus. Người Hồi giáo coi Kinh Qur'an trong tiếng Ả Rập gốc của nó là sự mặc khải không thay đổi và cuối cùng của Thiên Chúa. Giống như các tôn giáo Abraham khác, Hồi giáo cũng dạy về một ngày phán xử cuối cùng với người tốt sẽ được lên thiên đường và người xấu sẽ bị trừng phạt tại địa ngục.

Các khái niệm và thực hành tôn giáo bao gồm Năm trụ cột Hồi giáo, là những hành vi tôn giáo bắt buộc và tuân theo luật Hồi giáo (sharia), ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống và xã hội, từ ngân hàng và phúc lợi cho phụ nữ và môi trường.Các thành phố Mecca, Medina và Jerusalem là nơi có ba địa điểm linh thiêng nhất trong đạo Hồi.

Hồi giáo được lịch sử cho là có nguồn gốc từ đầu thế kỷ thứ 7 sau CN tại Mecca, và đến thế kỷ thứ 8 các vua Nhà Omeyyad kéo dài từ Iberia ở phía tây đến Sông Indus ở phía đông. Thời đại hoàng kim Hồi giáo đề cập đến thời kỳ truyền thống có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, trong thời đại Abbasid Caliphate, khi phần lớn thế giới Hồi giáo trong lịch sử đang trải qua thời kỳ hưng thịnh về khoa học, kinh tế và văn hóa. Sự mở rộng của thế giới Hồi giáo liên quan đến nhiều caliphate khác nhau, như Đế chế Ottoman, thương nhân và việc chuyển đổi sang Hồi giáo bằng các hoạt động truyền giáo (dawah).

Hầu hết người Hồi giáo là thuộc một trong hai giáo phái Sunni (85-90%)[24] hoặc Shia (10-15%).[25]

Hồi giáo Sunni

[sửa]

Hồi giáo Sunni, còn được gọi là Ahl as-Sunnah wa’l-Jamā‘ah (tiếng Ả Rập: أهل السنة والجماعة) hay ngắn hơn là Ahl as-Sunnah (tiếng Ả Rập: أهل السنة), là nhánh lớn nhất của Hồi giáo, với khoảng 85-90% tín đồ Hồi giáo theo phân nhánh này. Tên gọi của phân nhánh này bắt nguồn từ từ Sunnah, nhằm chỉ những chuẩn mực của sứ giả Muhammad mà các tín đồ Hồi giáo cần phải noi theo

Hồi giáo Shia

[sửa]

Hồi giáo Shia (tiếng Ả Rập: شيعة Shī‘ah, thường đọc là Shi'a), là giáo phái lớn thứ hai của đạo Hồi, sau Hồi giáo Sunni. Từ Shia có nghĩa là "giáo phái" hay "phe" . Hiện nay, từ Shia dùng để chỉ những người Hồi giáo tin vào sự lãnh đạo của cộng đồng thời hậu Muhammad thuộc về Ali con rể của Muhammad và những người kế nhiệm ông

Hồi giáo Shia được dựa theo kinh Quran và thông điệp của nhà tiên tri Muhammad chứng thực trong hadith được ghi nhận bởi Shia, và các quyển sách được coi là thiêng liêng đối với Shia (Nahj al-Balagha).[2][3] Ngược lại với các dòng Hồi giáo khác, Shia tin rằng chỉ có Thiên Chúa có quyền chọn người đại diện để bảo vệ Hồi Giáo, Quran và sharia. Do đó, Shia xem Ali, con trai nuôi của Muhammad, được xem là người được kính trọng và được bổ nhiệm thiêng liêng, là người kế thừa hơp pháp của Muhammad, và là Imam đầu tiên. Trong nhiều thế kỷ sau khi Muhammad chết, Shia đã mở rộng học thuyết "Imami" này đối với gia đình Muhammad, Ahl al-Bayt ("the People of the House"), và những cá nhân nhất định trong số hậu duệ của ông, được gọi là Imams, những người mà họ tin rằng có quyền về tinh thần và chính trị trong cộng đồng, không thể sai lầm, và những đặc điểm gần như thần thánh khác.

Giáo lý

[sửa]

Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn năng và Duy nhất . Chúa đã hướng dẫn loài người qua các sứ giả, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên.

Giống như các tôn giáo Abraham khác, Hồi giáo cũng dạy về một ngày phán xử cuối cùng với người tốt sẽ được lên thiên đường và người xấu sẽ bị trừng phạt tại địa ngục.

Giới luật Hồi giáo

[sửa]
  • Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
  • Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế.
  • Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
  • Nghiêm cấm cờ bạc.
  • Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
  • Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
  • Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
  • Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
  • Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng

10 điều lệ Hồi giáo

[sửa]
  1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
  2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
  3. Tôn trọng quyền của người khác.
  4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
  5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
  6. Cấm ngoại tình.
  7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
  8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
  9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
  10. Hãy khiêm tốn
-----

(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là: 1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận. 2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.

5 trụ cột Hồi giáo

[sửa]

Những nghĩa vụ tôn giáo của các tín đồ Hồi giáo được gọi là Năm Cột trụ . Năm Cột trụ của Hồi giáo (أركان الإسلام - arkān al-Islām hay arkān ad-dīn - أركان الدين - Cột trụ của tôn giáo) là những điều cơ bản để vận hành Hồi giáo, đồng thời là những hành vi hành đạo bắt buộc đối với tất cả những người theo tôn giáo này. Năm Cột trụ này bao gồm: # #Tuyên xưng Đức tin - Shahada (ٱلشَّهَادَةُ aš-šahādah),

  1. Cầu nguyện - Salah (صَلاة ṣalāh),
  2. Bố thí - Zakat (زكاة),
  3. Nhịn ăn - Sawm (صوم)
  4. Hành hương - Hajj (حج‎ haǧǧ)

Kinh sách Hồi giáo

[sửa]

Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an (Cô-ran), được người Hồi giáo xem là lời nguyên văn của Thiên Chúa, và các giáo lý và ví dụ quy phạm (được gọi là sunnah, bao gồm các ghi chép được gọi là hadith) của Muhammad (570 – 8 tháng 6 632).