Sơ cứu/Ngộ độc

Tủ sách mở Wikibooks

Mở đầu[sửa]

Thông tin cụ thể về việc điều trị ngộ độc có thể tìm được ở các tài liệu hướng dẫn như Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS). Các chuyên gia và sự di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế nhanh là rất quan trọng.

Một nạn nhân ngộ độc rất có thể cần được hỗ trợ cơ bản và kiểm tra các bước ABC trong suốt thời gian ngộ độc.

Hấp thụ chất độc[sửa]

Mở đầu[sửa]

Chất độc được hấp thụ qua da. Chất độc được hấp thụ đặc biệt nguy hiểm, vì chúng không chỉ gây thiệt hai cục bộ, mà còn có thể lẫn vào mạch máu gây thiệt hại trên diện rộng. Lưu ý rằng một số chất độc như hóa chất nông nghiệp hoặc thuốc trừ sâu có thể được hấp thụ mà da sẽ không chịu tổn hại gì.

Điều trị[sửa]

Cũng như các trường hợp khẩn cấp khác, triệu hồi xe cứu thương và xử lí các vấn đề sinh tồn, đe dọa tính mạng cho nạn nhân vẫn là ưu tiên. Một khi các yếu tố sinh tồn được đảm bảo thì mới bắt đầu loại bỏ chất độc cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì sơ cứu viên cũng có thể có kết cục tương đương với nạn nhân. Sơ cứu viên bao giờ cũng phải mang một hoặc hai đôi găng tay. Mặt nạ lọc cũng nên sử dụng để ngăn chặn việc hít phải chất độc.

Chất độc thông thường sẽ ở dạng bột hoặc lỏng. Điều trị cho hai loại này như nhau. Đầu tiên, loại bỏ lượng chất dư ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng, cẩn thận không tiếp xúc với chất độc. Điều này sẽ giảm khả năng gậy hại cũng như để việc điều trị dễ dàng hơn. Nếu có thể, hãy cho chất độc vào một cái hộp, hoặc chai sạch nhằm mục đích nhận diện chất. Sau đó, xả khu vực nhiễm độc với nước khoảng 20 phút để chất độc loãng bớt.

Hít phải chất độc[sửa]

Tổn thương hệ hô chấp có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc hít phải khói, hoá chất, khí độc. Để nạn nhân tiếp xúc với không khí trong lành. Sơ cứu viên đặc biệt cẩn thận trong khâu hà hơi thổi ngạt (nếu cần) cho nạn nhân, vì có thể sơ cứu viên cũng sẽ nhiễm chất độc.

Tiêu hóa chất độc[sửa]

Ngộ độc nội quan có thể không rõ ràng. Các triệu chứng như nôn mửa không đủ khả năng để đưa ra chẩn đoán. Chẩn đoán tốt nhất về dạng ngộ độc này là sự hiện diện của một hộp thuốc đang mở hoặc hóa chất gia dụng độc hại. Kiểm tra nhãn để được hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu nạn nhân.

Đừng làm điều này!
Không dùng thuốc giải độc cấp cứu hoặc gây nôn mà không có lời khuyên của chuyên gia


Thực hiện một cuộc gọi yêu cầu giúp đỡ ngay lập tức vì kĩ thuật chăm sóc cao rất cần thiết. Nếu có thể, hãy liên hệ với một trung tâm kiểm soát chất độc để cung cấp thông tin của loại chất độc đang nghi ngờ. Tùy vào loại chất độc, có thể trung tâm sẽ yêu cầu sơ cứu cơ bản trước khi đội ngũ y tế chuyên nghiệp tới. Một số cách bao gồm cho uống hoặc súc rửa bằng sữa hoặc nước, cho uống xi rô ipecac hoặc than hoạt tính, hoặc sử dụng các thuốc giải độc khẩn cấp tại gia (như rau muống).

Các biện pháp sơ cứu tùy thuộc vào loại chất độc khác nhau. Nôn mửa thực ra sẽ có hại hơn lợi, vì chất độc có thể gây hại thực quản, hoặc các bộ phận dinh dưỡng, đồng có thể thể gây tắc nghẽn khí quản. Tuy nhiên, gây nôn là hành động phù hợp nhất để cứu mạng sống của nạn nhân.

Tiêm chích[sửa]

Ngộ độc do tiêm chích có nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ lạm dụng ma túy đến vết côn trùng/động vật cắn, đốt. Trung tâm kiểm soát chất độc sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để thực hiện sơ cấp cứu. Điều trị cơ bản bao gồm kiểm soát dấu hiệu sinh tồn, đánh giá các bước ABC, điều trị sốc, quan sát các phản ứng dị ứng, và ổn định nạn nhân.

Để giúp cho đội ngũ y tế chuyên nghiệp, càng nhiều thông tin càng tốt. Chẳng hạn như: Chất tiêm là gì? Nó được tiêm khi nào, và tiêm như thế nào, ở đâu? Người đó có dị ứng không? (Ví dụ: một con ong đốt gây ra sốc phản vệ).

 
Trở về mục lục
Chương mười: Điều kiện sức khỏe và ngộ độc

Tiểu đường 100% hoàn tấtĐộng kinh 100% hoàn tấtTrường hợp khẩn cấp về thần kinh 0% hoàn tấtNgộ độc 75% hoàn tất