Cơm tấm

Tủ sách mở Wikibooks
Cơm tấm
Thể loại Món cơm
Số người ăn 4
Độ khó Hơi khó
Giới thiệu

Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam nhất là Sài Gòn. Hiện nay loại cơm làm từ hột gạo bể này đã có mặt ở một số nơi thuộc miền Trung, miền Bắc và hải ngoại Việt Nam. Đĩa cơm tấm với sườn, bì, chả, trứng thường được dùng làm quà sáng, nhưng nay cơm tấm đã có ở một số quán ăn trưa, chiều hoặc tối với nhiều loại thức ăn kèm.

Nguyên liệu[sửa]

Chế biến[sửa]

  1. Tấm vo sạch, cho vào nồi canh nước vừa phải, nấu chín trên bếp củi.
  2. Sườn rửa sạch, cắt mỏng khoảng 1,5 cm, ướp mỡ nước, muối, đường, bột ngọt, hành tỏi băm, tiêu, trộn đều hỗn hợp, để ít nhất 2 giờ cho thấm gia vị.
  3. Chuẩn bị lò than cháy đỏ đều nhưng không để lửa ngọn, cho thịt lên vỉ nướng. Khi nướng, thỉnh thoảng lại tẩm gia vị vào sườn để sườn không bị khô và thấm đều.
  4. Làm nước mắm: Bắc bếp, cho nước mắm, đường nấu khoảng 10 phút cho sánh lại, nêm nước mắm vừa mặn. Nhắc xuống để nguội, cho ớt tỏi băm vào.

Trình bày[sửa]

Cho cơm tấm và sườn nướng vào đĩa, rưới mỡ hành lên, dọn ăn với nước mắm ớt và đồ chua (dưa leo, cà chua...). Nếu thích cay bạn có thể dùng thêm ớt, tiêu xanh đều ngon.