Hóa học đại cương/Hóa vô cơ

Tủ sách mở Wikibooks

Hóa vô cơ là một ngành hóa học nghiên cứu các thuộc tính của các nguyên tố và hợp chất của chúng cũng như các phản ứng hóa học của chúng ngoại trừ phần lớn các hợp chất của cacbon.

Phân loại phản ứng hóa học trong hóa vô cơ[sửa]

Có thể chia các phản ứng hóa học trong hóa vô cơ thành 4 loại như sau:

  • Phản ứng hóa hợp là phản ứng trong đó hai đơn chất hoá hợp với nhau tạo một hợp chất duy nhất.
    thí dụ: 2 H2 + O2=2H2O
  • Phản ứng phân hủy là phản ứng trong đó một hợp chất bị phân hủy thành hai hay nhiều chất khác.
    thí dụ: 2 HgO = 2 Hg + O2
  • Phản ứng thế đơn là phản ứng của một kim loại mạnh đẩy một kim loại yếu hơn ra khỏi hợp chất. Quy luật này tuân theo thứ tự các chất trong dãy điện hóa.
    thí dụ: Fe + CuCl2 = FeCl2 + Cu
  • Phản ứng trao đổi là phản ứng giữa hai hợp chất trong đó có sự trao đổi các gốc axít.
    thí dụ: AgNO3 + NaCl = NaNO3 + AgCl
  • Phản ứng ôxi hoá khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của các chất tạo thành sau phản ứng.
thí dụ: Fe + 4HNO3 = Fe(NO3)3 + 2H2O + NO
Fe + 6 HNO3 = Fe(NO3)3 + 3 H2O + 3 NO2

Các nhánh của hóa vô cơ[sửa]

Các nhánh chính của hóa vô cơ bao gồm các nhóm sau:

  • Khoáng chất như muối, si-li-cát, đá v.v.
  • Kim loại và hợp kim như sắt (Fe), Đồng (nguyên tố)|đồng (Cu), nhôm (Al), thép, gang v.v
  • Các hợp chất của các nguyên tố á kim như ôxi, nitơ, phốt pho, clo v.v thí dụ: nước (H2O), axít sunphuríc (H2SO4) v.v.
  • Các phức chất của kim loại. Thí dụ [NiCl4]2-

Thể loại:Hóa vô cơ