Bảo vệ môi trường/Rác thải đô thị

Tủ sách mở Wikibooks

Các nguồn rác thải đô thị[sửa]

Các nguồn chủ yếu phát sinh ra rác đô thị bao gồm :

  • Từ các khu dân cư (rác sinh hoạt)
  • Từ các trung tâm thương mại,
  • Từ các công sở, trường học, công trình công cộng,
  • Từ các hoạt động công nghiệp;
  • Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
  • Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố. (Nguồn tham khảo : Intergrated Solid waste management)

Phân loại rác thải đô thị[sửa]

Dựa vào nguồn phát sinh rác thải đô thị, người ta có thể phân loại rác thải đô thị thành:

  1. Rác sinh hoạt : là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người.
  2. Rác từ khu dân cư và khu thương mại : lượng rác thải này chiếm 50-70% tổng lượng chất thải.
  3. Rác công sở : nguồn rác công sở bao gồm trường học, văn phòng của bệnh viện, nhà tù. Ngoại trừ các chất thải phát sinh từ nhà tù và rác từ bệnh viện, sự phân bố thành phần của rác thải từ các nguồn này khá giống nhau nên có thể lẫn lộn với rác từ khu dân cư và khu thương mại.
  4. Rác xây dựng và phá dỡ rất khó ước tính và có thành phần thay đổi, nhưng chủ yếu gồm 40-50% rác (bê tông, nhựa đường, gạch, đá, bụi,…), 20-30% gỗ và các thành phần làm bằng gỗ (bệ gỗ, gỗ thừa, nhánh cây, gỗ xẻ, ván lợp …), 20-30% là hỗn hợp các loại rác khác (gỗ đã sử dụng, kim loại, sản phẩm chứa nhựa đường, vữa, kính vỡ, amiăng, các vật liệu điện khác, ống nước, các bộ phận cấp nhiệt và cấp điện).
  5. Rác công nghiệp và nông nghiệp điển hình : bao gồm các nguồn như đồ hộp và thực phẩm đông lạnh; in ấn, xuất bản; ô tô, máy móc tự động; lọc hóa dầu; cao su; các loại phân bón; mùa thu hoạch trái cây và hạt ngũ cốc. (Nguồn tham khảo : Intergrated Solid waste management)trang?

Hiện trạng rác thải đô thị[sửa]

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có thủ đô Hà Nội (Việt Nam) vài năm gần đây.

Nhưng vẫn có nhiều vấn đề phải nhắc đến, ở Việt Nam cách thức áp dụng hình thức 3R là mỗi công nhân vệ sinh môi trường đến từng hộ gia đình phát 3 túi nilon đựng rác hữc cơ, vô cơ; do đó việc áp dụng vẫn chưa đại trà, tốn nhiều công sức công nhân, việc phát túi nilon tới hộ gia đình khi túi nilon hỏng bản thân nó lại là rác thải cho môi trường! Trong khi đó, công việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm tới từng người dân trong xã hội ngày nay, do vậy tiến trình giảm thiểu giảm thải ô nhiễm môi trường chưa rộng khắp đất nước.

Ảnh hưởng đến môi trường[sửa]

Các dòng sông bị ảnh hưởng nặng nê do việc vứt bừa bãi rác xuống sông, hồ, ao, suối. Thời tiết thay đổi thất thường, mùa hè dài hơn mùa đông, Trái Đất đang nóng lên từng giờ, từng phút. Nhưng tất cả các vấn đề này đều do con người tạo ra. và

Các biện pháp giảm thiểu rác thải đô thị[sửa]

Phân loại rác thải[sửa]

Để khắc phục nhược điểm này chúng ta cần phải cải tiến phương tiện chứa rác thải cũ thay thế túi nilon để thu rác bằng thùng rác 3R- W (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế - Watter: nước) như hình 1, hình 2. Thùng rác 3R- W có vỏ ngoài là hình hộp bằng nhựa plastic có kích thước 0,4 x 0,6 x 0,5m có nắp đậy bên trong thùng có 3 ngăn đựng rác rời có thể lấy ra cho vào được có ba màu khác nhau. Để chứa các loại rác khác nhau

Bên trong thùng chứa rác nhỏ: Gồm có 3 thùng rác nhỏ có kích thước như nhau, nhưng có ba màu khác nhau (Xanh lá cây, màu đỏ, màu vàng) kích thước 0,4 x 0,2 x 0,4 m

Phía dưới đáy thùng nhỏ là khoang rỗng dùng để chứa nước thải, dung dịch lỏng thát ra từ 3 thùng nhỏ có kích thước 0,6 x 0,4 x 0,1m.

Cấu tạo trong của thùng chứa rác nhỏ

Thùng rác nhỏ có ba màu khác nhau

Thùng nhỏ có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,2 m phía dưới có mọt lỗ nhỏ để thoát nước, nếu không muốn thoát nước có thể dùng nút cao su nút lại.

Thùng chứa rác có ba màu khác nhau thì chức năng chứa rác khác nhau:

  • Thùng màu xanh lá cây dùng để chứa rác hữu cơ, có thể phân huỷ được như: thực vật, chất thải động vật, giấy…
  • Thùng màu đỏ nằm giữa dùng để chứa rác vô cơ có thể tái chế được, rác không thể phân huỷ được như nilon, thuỷ tinh vỡ…
  • Thùng màu vàng dùng để chứa các chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom để xử lý riêng. Khi rác thải là chất độc hại có dịch lỏng thì lấy nút cao su nút lại lỗ nhỏ.

Tuỳ theo mỗi hộ gia đình, cơ quan, trường học, công ty có thể thay đổi kích thước, số thùng nhỏ chứa rác. Ví dụ: Ở vùng nông thôn, hay hộ gia đình thành phố có thể thay thế thùng nhỏ màu vàng bằng thùng chứa rác màu xanh, hay màu đỏ…

Thùng rác lớn cho khu dân cư có thể sử dụng ba thùng rác to đứng cạnh nhau có 3 màu khác nhau(Xanh, Đỏ, Vàng) và một thùng đựng dung dịch lỏng màu xám.

Thùng chứa rác cho nhiều hộ gia đình, cơ quan.

Khi hộ gia đình đi đổ rác, thì rác ở thùng nào thì đổ rác vào thùng màu đó. Xanh – xanh, Đỏ - đỏ… Công nhân đi thu rác thì luôn kèm theo ba thùng rác bốn màu khác nhau và rác loại nào thì chứa rác loại đó. Với xe chở rác chuyên dụng không phải cải tiến phương tiện chỉ thay đổi thời gian thu gom rác như:

  • Thứ 2 thu rác thùng màu xanh
  • Thứ 3 thu rác thùng màu đỏ
  • Thứ 4 thu rác thùng màu vàng
  • Thứ 5 thu nước thải.

Và lặp lại tương tự các ngày trong tuần, hoặc trong ngày

Kết luận[sửa]

Việc cải tiến phương tiện thu rác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác tại nguồn, tại từng hộ gia đình, từng cá nhân trong khi môi trường đang có ô nhiễm nghiêm trọng nhất là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp…

  • Rác hữu cơ trong thùng rác màu xanh lá cây có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín phân huỷ nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên
  • Rác vô cơ, rác khó phân huỷ trong thùng rác màu đỏ có thể thu hồi lại để tái chế, hay xử lý tuỳ theo từng loại rác…
  • Rác độc hại trong thùng rác màu vàng có thể xử lý riêng bằng các phương pháp phù hợp…
  • Nước thải thu được trong thùng màu xám không đổ xuống ao hồ sông ngòi, mà lắng lọc dùng xử lý hoá chất để thu hồi lại…

Việc sử dụng thùng rác 3R- W có ưu điểm hơn so với sử dụng túi nilon riêng biệt cả về kinh tế và phương pháp xử lý. -chôn hoặc đốt rác 1 cách khoa học

Luật và chính sách[sửa]

Theo Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, chương VI Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư:

Điều 50: Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư:

1.Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân cư.

2. Nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư bao gồm các quy hoạch về đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường sau đây:

a) Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn.

b) Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

c) Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng.

d) Hệ thống cây xanh, vùng nước.

đ) Khu vực mai táng.

3. Cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm, sự cố môi trường trong đô thị, khu dân cư.

4. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường theo qui định của pháp luật về xây dựng đối với qui hoạch đô thị, khu dân cư.

Điều 51: Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung:

1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.

c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.

2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của khu dân cư.

b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường.

3. Chủ đầu tư xây dựng mới khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường tại khoản 1 điều này thì mới được bàn giao đưa vào sử dụng.

Điều 53: Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình:

1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải.

b) Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.

c) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

d) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.

đ) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người.

e) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường.

2. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa.